Hành trình của tôi với viêm mao mạch dị ứng

Tôi thực sự băn khoăn khi đặt tên cho bài viết này. Tôi nên để tiêu đề là “Trận chiến của tôi với viêm mao mạch” hay “Hành trình của tôi với viêm mao mạch”? Khi tôi nghĩ về điều này, tôi đã nhận ra rằng: mặc dù đây là một trận chiến, một trận chiến mà tôi đã chiến đấu rất vất vả nhưng “trận chiến” là quá tiêu cực để nói về khoảng thời gian đó. Khi tôi chiến đấu 1 trận chiến trong nhiều tháng, trận chiến đó dường như ảm đạm và không có hồi kết. Nhưng nếu tôi đi trên 1 hành trình trong nhiều tháng thì dường như có chỗ cho sự tích cực, những nỗ lực và le lói chút ánh sáng ở cuối đường hầm. Vì vậy, hãy sẵn sàng để nghe về hành trình của tôi (bao gồm 1 số trận chiến) với viêm mao mạch dị ứng.

Hành trình bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng

Viêm mao mạch dị ứng thật tồi tệ

Nếu bạn là một bệnh nhân của viêm mao mạch dị ứng, bạn sẽ đồng ý với tôi đây là một căn bệnh thực sự tồi tệ. Nói một cách nghiêm túc, căn bệnh này đã mang đến cho tôi những khoảnh khắc có thể coi là khó khăn nhất trong cuộc đời, những khoảnh khắc dù có lùi về quá khứ thì vẫn như mới đây. Đã có những ngày tôi đau khổ, nhốt mình trong phòng, cuộn mình trong đau đớn, trố mắt nhìn qua khung cửa sổ và băn khoăn tự hỏi liệu mình có chết không! Cũng có những ngày tôi tự cười mình về việc đi khập khiễng với đôi chân đau nhức hay khóc trong hạnh phúc vì thấy mình thật may mắn khi có những người thân và người bạn tuyệt vời đang giúp đỡ mình. 

Bắt đầu hành trình với viêm mao mạch dị ứng từ những dấu hiệu đầu tiên

Quay trở lại ngày 22/12/2018, khi tôi nhận thấy có một vết sưng trên cẳng chân mà không phải là mụn như tôi nghĩ, nó lớn lên từng ngày. Thêm vào đó, tôi có một vài nốt đỏ kỳ lạ ở bắp chân và mắt cá chân của mình. Tôi tức tốc tới gặp bác sĩ vì chỉ còn 1 tuần nữa là lễ kỷ niệm thành lập trường, trước hàng nghìn thầy cô và các bạn, tôi không thể đứng hát khi chân tay, cơ thể tôi có nguy cơ nổi nốt. Tôi thực sự không muốn mọi người đổ dồn ánh mắt về mình như thể tôi là một người hủi. Tôi đã được kê đơn steroid trong 5 ngày. Tôi gần như không biết rằng, những điều đang diễn ra vẫn không là gì so với những gì đang chuẩn bị đến với mình. Và rồi tôi hết steroid. Các nốt trên chân tôi đã bắt đầu mờ đi! Ngỡ tưởng cuộc sống của tôi đã bình thường trở lại, không có gì nghiêm trọng cho tới đêm trước thềm năm mới…

Hành trình khó khăn bắt đầu cùng niềm vui năm mới

Đêm trước thềm năm mới, tôi cảm thấy thật tuyệt. Tôi cùng một vài người bạn đi ngắm pháo hoa và ngồi nhâm nhi vài ly tới gần sáng. Để chào mừng một năm mới, tôi đã mặc một chiếc quần jean bó mới toanh. Ngày hôm sau, ngay ngày đầu tiên của năm mới, tôi thức dậy với các nốt phát ban kỳ dị đã trở lại trên chân, lần này không chỉ vài nốt mà là nhiều nốt. Tôi nhận thấy một vết sưng to trên cẳng chân của mình, nó rất sưng và nóng. Tôi trở lại gặp bác sĩ, lần này bác sĩ nghi ngại tôi bị MRSA, tôi được gửi đi xét nghiệm máu. Khi tôi quay lại để lấy kết quả xét nghiệm, tôi không bị MRSA, bác sĩ đã giới thiệu tôi đến gặp một vị bác sĩ da liễu khác.
Tại phòng khám của bác sĩ da liễu, bác sĩ nói rằng đó có thể là viêm mạch. Nhưng tôi là một phụ nữ đã quá tuổi để bị viêm mao mạch dị ứng (tôi băn khoăn nghĩ). Bác sĩ viết giấy để tôi đi làm xét nghiệm máu, lấy sinh thiết một hạch bạch huyết bị sưng – vì ngoài viêm mao mạch, bác sĩ nghi ngại tôi có thể bị ung thư hạch. 

Các chẩn đoán sai cứ liên tục xuất hiện. Tôi không bị ung thư hạch. Thay vào đó, bác sĩ nhận ra rằng hạch bạch huyết của tôi đang phản ứng với thứ gì đó mà chúng tôi cũng chưa biết. Tiếp theo, tôi đi lấy sinh thiết những vết sưng trên chân. Bác sĩ cũng không thực sự chắc chắn 100% nguyên nhân gây ra căn bệnh của tôi nhưng có thể một trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn đáng tiếc đã xảy đến trong amidan của tôi làm hệ miễn dịch của tôi hư hỏng, nhầm lẫn và kích hoạt viêm mao mạch dị ứng. 
Sau tất cả những xét nghiệm cần thiết được yêu cầu từ bác sĩ, tôi trở về nhà cùng một ít thuốc bổ có, kháng sinh có, tôi cần chuẩn bị đồ cho đám cưới của một người bạn tại Nam Định vào 2 ngày sau đó. Buổi tối trước ngày hôn lễ chính thức diễn ra, tại phòng của cô dâu, trong khi thay đồ, tôi nhận ra mình không thể gập hoàn toàn đầu gối trái của mình và nó đang sưng đau. Mắt cá chân của tôi cũng bị sưng. Tôi nghĩ rằng đó là do đi giày cao gót mới cả ngày. Tôi quấn băng đầu gối của mình và tiếp tục tham dự đám cưới. 

Ngày hôm sau, trước khi mặc váy để tới trung tâm tiệc cưới, tôi đã tháo băng ở đầu gối ra và toàn bộ đầu gối của tôi xuất hiện rất nhiều chấm nhỏ màu đỏ. May mắn thay, chiếc váy mà tôi mang theo để mặc trong ngày trọng đại của bạn tôi nó dài tới sàn và tôi có thể che đi đầu gối của mình. Mặc dù bối rối nhưng tôi đã thuyết phục bản thân mình rằng một chút vấn đề ở đôi chân không đáng để làm hỏng những trang điểm và sự chuẩn bị của tôi hôm nay. Vì vậy tôi mặc đồ và quyết định đi tới trung tâm tiệc cưới như thể mọi thứ đều ổn. Dù sao thì tôi cũng không thể làm gì với đôi chân của mình trong lúc đó và niềm vui, nét rạng rỡ trên khuôn mặt của cô bạn thân trong trang phục cô dâu khiến tôi cũng quên đi vấn đề của mình. 
Khi các nghi lễ cho hôn lễ còn dang dở, tôi phải di chuyển tới một căn phòng chờ của trung tâm tiệc cưới để băng lại đầu gối, mắt cá chân và bàn chân vì chúng quá sưng. Một mình trong căn phòng nhỏ trong bộ đồ lộng lẫy khi phía bên kia của bức tường là lời mời mọi người cùng nâng ly để mừng hạnh phúc cho đôi bạn trẻ còn tôi ở đây nước mắt lưng chừng. Nhưng tôi vẫn nhắc nhở bản thân rằng mặc dù tôi đau đớn và buồn bã, rằng tôi không thể đi lại nhiều trong buổi tiệc, chụp nhiều ảnh với bạn mình trong ngày vui này và những người bạn khác thì tôi vẫn có thể ở trong đám cưới và xem những cuộc vui, những điều hạnh phúc đang diễn ra...

Bệnh nhân khổ sở vì căn bệnh viêm mao mạch dị ứng dai dẳng
 

Ngay tối hôm đó, tôi trở lại Hà Nội. trên chuyến xe cuối cùng trong ngày. Khi tới bến xe tôi đã khóc vì khi chạm chân lên mặt đất tôi quá đau đớn (sau này tôi mới biết bị bệnh này thì phải hạn chế đi lại và đi giầy cao gót). May mắn thay, một người phụ nữ tại bến xe thấy và đã đưa tôi đến bệnh viện Bạch Mai vì chân tôi đau gần như không thể nhấc lên được. Sáng hôm sau, mẹ tôi sau khi biết tin cũng tức tốc tới bệnh viện. Các bác sĩ sau khi quan sát tình trạng của tôi đã cho biết tôi bị viêm mao mạch dị ứng (dù không muốn tin mình có thể bị bệnh này nhưng rồi tôi cũng chấp nhận). Tôi tiếp tục được đưa đi thực hiện một loạt các xét nghiệm để chẩn đoán chắc chắn căn bệnh của mình. Bác sĩ đã thông báo với tôi và mẹ, tôi là một trong những trường hợp bị viêm mao mạch dị ứng mà có tiến triển bệnh rất nhanh. Chỉ mới gần 3 tháng kể từ ngày đầu tiên tôi phát hiện những nốt lạ trên cơ thể mà hôm nay toàn bộ các khớp chân của tôi đã đau nhức, đã xuất hiện nhiều vết bầm tím lớn, không thể đi lại được bình thường. Tôi được kê đơn thuốc giảm đau, thuốc ức chế miễn dịch và yêu cầu nghỉ ngơi. Nhưng tôi không còn có thể an tâm nghỉ ngơi khi chân tôi ngày một nhiều các nốt đỏ nổi lên dày đặc, tập trung tại mắt cá chân và cẳng chân và bắt đầu có những vết lở loét, nơi mà tôi đã thấy những nốt đỏ đầu tiên. Đau nhức liên tục khiến tôi không thể nào chợp mắt. Cứ thế sau 2 ngày tại viện, tôi được thay đổi một liệu trình điều trị khác và có lẽ với liều lượng nặng hơn. Thêm 2 ngày sau đó, tôi bắt đầu thấy chân mình bớt đau đi phần nào. Tôi và mẹ đã ở viện trên dưới 10 ngày để điều trị và tôi ra viện trong tình trạng chân vẫn còn rất nhiều nốt đỏ nhưng đã bớt đau và có thể đi lại nhẹ nhàng. 
Tôi quay trở lại Hà Nội với việc học tập và công việc của mình và vẫn không chắc chắn những gì đã xảy ra. Trong nhiều tuần sau đó, tôi đau đớn tột cùng, tình trạng trở nên tồi tệ hơn và đã có khi tôi lo sợ rằng mình sắp chết. Vào thời điểm đó, tôi và mẹ nghĩ rằng tôi có thể đã bị suy nội tạng nhưng may mắn thay, tới giờ, các cơ quan của tôi vẫn ổn. 

>>> Cách phát hiện sớm bệnh viêm mao mạch dị ứng 

Sự may mắn 

Sự may mắn của tôi không chỉ dừng ở đó. Khi tôi đang ngồi trong thư viện để chuẩn bị cho bài tập lớn vài ngày sau đó, một bạn tiến lại chỗ tôi và hỏi: “Làm sao cậu bị viêm mao mạch dị ứng?”. Chiếc váy tôi mặc hôm đó gần như chạm sàn, che đi hết đôi chân vẫn còn những nốt là nốt của tôi, cô ấy chỉ nhìn thấy vết loét ở mắt cá chân của tôi và biết tôi bị gì! Vậy mà trước đây, tôi đã được bác sĩ chẩn đoán nhiều lần để tìm được ra bệnh. Tôi cũng đã từng thấy rất nhiều bác sĩ không chắc chắn nhưng người này lại biết có chuyện gì với tôi! Lân la hỏi thì hóa ra cô gái ấy cũng từng là giống tôi - cũng là bệnh nhân của viêm mao mạch dị ứng. Bây giờ nhìn cô gái đang đứng trước mặt mình tôi không thể nhận ra bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Chúng tôi chia sẻ với nhau về câu chuyện của từng người và cô bạn chỉ tôi dùng Khang Mạch Linh đồng thời trực tiếp cùng tôi theo dõi quá trình tiến triển của bệnh. Cô ấy đặc biệt chỉ dẫn cho tôi thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt; tránh vận động, đi lại quá nhiều hoặc đứng quá lâu, tránh các thực phẩm có thể gây dị ứng. Sau hơn 3 tháng kiên trì và đồng hành cùng người cố vấn “bất đắc dĩ” của mình, cả hai chúng tôi đã ghi nhận tình trạng chân tôi hết sưng, tôi đã có thể gập chân như bình thường mà không còn thấy đau nữa. Chân tôi đã gần như hoàn toàn hết các nốt, các vết lở loét đã liền sẹo  
Chân của tôi thực sự đã tiến triển khá nhanh bởi Khang Mạch Linh, “cố vấn” của tôi nói là tôi “hợp thuốc” chứ cô ấy thì không được nhanh như thế. Tôi đã bị viêm mao mạch dị ứng khoảng hơn 4 tháng và phải tránh các hoạt động mạnh thêm vài tháng sau đó, nhưng tôi đến này tôi đã lành và đó mới là điều tôi muốn chia sẻ cùng các bạn. Khi mắc bệnh này rồi và tìm hiểu về nó tôi mới biết mình đã may mắn hơn rất nhiều bạn cùng cảnh ngộ vì có rất nhiều bạn tình trạng còn tệ hơn tôi rất nhiều, chân bị lở loét hoại tử, ăn sâu vào trong nhìn rất kinh sợ.

Tôi cũng nhận ra rằng, mặc dù tôi ước điều này không bao giờ xảy ra với mình, nhưng nó đã xảy ra ít nhất vào một thời điểm tốt. Tôi phải ở lại trường thêm một học kỳ, nhưng tôi có thể trong thời gian đó tham gia nhiều lớp học hơn và cải thiện kỹ năng của mình. Trường đại học đã đồng ý gia hạn học bổng của tôi cho một học kỳ và các giáo viên của tôi đã hiểu về những thay đổi, thích nghi mới của tôi. Tất cả những gì đã xảy ra đều dạy tôi rằng: ít nhất luôn có một điều tích cực xảy ra mỗi ngày dù đó là một điều giản dị hay bé nhỏ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, đặc biệt là khi đối mặt với bệnh tật, tinh thần và ý chí chiến đấu với bệnh tật quyết định rất nhiều cho sự chiến thắng. Niềm tin và sự kiên trì là những điều còn lại giúp người bệnh như  tôi vượt qua khó khăn tưởng chừng như không thể. Cảm ơn những điều may mắn và cảm ơn Khang Mạch Linh!

Xem thêm

14 năm vật lộn vì căn bệnh tự miễn nguy hiểm 

Câu chuyện kỳ diệu của bệnh nhân Nam  

 

 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ

CỤ BÀ 95 TUỔI CỤT NỬA BÀN CHÂN VÀ NGHỊ LỰC SỐNG KIÊN CƯỜNG

CỤ BÀ 95 TUỔI CỤT NỬA BÀN CHÂN VÀ NGHỊ LỰC SỐNG KIÊN CƯỜNG

Cụ bà 95 tuổi (Ba Vì, Hà Nội) bị viêm tắc động mạch chi dưới nhiều năm khiến các chi dần teo lại, hoại tử hết nửa bàn chân trái. Bàn chân cụ chảy máu mủ, đau nhức vô cùng nên toàn bộ các sinh hoạt, đi lại, vệ sinh...
PHÚT TRẢI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN SINH SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI MẮC VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG

PHÚT TRẢI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN SINH SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI MẮC VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG

Anh Tammy Nguyễn là người Việt đang sinh sống tại Úc. Anh biết tin mình mắc viêm mao mạch dị ứng nhiều năm, đã uống đủ các loại thuốc của Úc, của Mỹ, dùng thuốc bôi của Hàn, Nhật nhưng vẫn không khỏi. Vì công việc làm lái xe nên...
HỐT HOẢNG VÌ ĐÔI CHÂN THỦNG LỖ CHỖ DO VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ

HỐT HOẢNG VÌ ĐÔI CHÂN THỦNG LỖ CHỖ DO VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ

Anh Phóng (47 tuổi, sinh sống ở Thị Trấn Cam Lộ, Huyện Cam Lộ, Quảng Trị) bị viêm mao mạch hoại tử nhiều năm chạy chữa nhưng dai dẳng mãi không khỏi. Có những khi anh tưởng như chân mình đỡ hẳn rồi nhưng chỉ sau 1 bữa nhậu lại...
CHÂN NỔI NỐT THÂM ĐEN, LỞ LOÉT KHIẾN “TÔI ĐAU MUỐN CHẾT”

CHÂN NỔI NỐT THÂM ĐEN, LỞ LOÉT KHIẾN “TÔI ĐAU MUỐN CHẾT”

Chị B.T.T (tỉnh Thái Bình) mắc viêm mao mạch hoại tử nhưng diễn biến bệnh rất nhanh, khiến chị “đau muốn chết” bởi những vết lở loét, hoại tử luôn nhức nhối như có kiến bò trong xương. Thuốc Tây, thuốc Nam chị đều uống không biết bao nhiêu liệu...
TỰ TI VÀ MỆT MỎI VÌ VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG – CÂU CHUYỆN CỦA CÔ GÁI TUỔI ĐÔI MƯƠI

TỰ TI VÀ MỆT MỎI VÌ VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG – CÂU CHUYỆN CỦA CÔ GÁI TUỔI ĐÔI MƯƠI

Quỳnh Trâm sinh năm 2004 chia sẻ: “Em cứ nghĩ tuổi thanh niên, sức dài vai rộng thì làm sao có thể mắc bệnh liên quan đến suy giảm miễn dịch? Từ trước đến nay, sức khỏe em khá tốt, ít khi mắc bệnh vặt vậy mà đi khám bác sĩ...
Kinh nghiệm điều trị
CỤ BÀ 95 TUỔI CỤT NỬA BÀN CHÂN VÀ NGHỊ LỰC SỐNG KIÊN CƯỜNG

CỤ BÀ 95 TUỔI CỤT NỬA BÀN CHÂN VÀ NGHỊ LỰC SỐNG KIÊN CƯỜNG

Cụ bà 95 tuổi (Ba Vì, Hà Nội) bị viêm tắc động mạch chi dưới nhiều năm khiến các chi dần teo lại, hoại tử hết nửa bàn chân trái. Bàn chân cụ chảy máu mủ, đau nhức vô cùng nên toàn bộ các sinh hoạt, đi lại, vệ sinh...
PHÚT TRẢI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN SINH SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI MẮC VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG

PHÚT TRẢI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN SINH SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI MẮC VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG

Anh Tammy Nguyễn là người Việt đang sinh sống tại Úc. Anh biết tin mình mắc viêm mao mạch dị ứng nhiều năm, đã uống đủ các loại thuốc của Úc, của Mỹ, dùng thuốc bôi của Hàn, Nhật nhưng vẫn không khỏi. Vì công việc làm lái xe nên...
HỐT HOẢNG VÌ ĐÔI CHÂN THỦNG LỖ CHỖ DO VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ

HỐT HOẢNG VÌ ĐÔI CHÂN THỦNG LỖ CHỖ DO VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ

Anh Phóng (47 tuổi, sinh sống ở Thị Trấn Cam Lộ, Huyện Cam Lộ, Quảng Trị) bị viêm mao mạch hoại tử nhiều năm chạy chữa nhưng dai dẳng mãi không khỏi. Có những khi anh tưởng như chân mình đỡ hẳn rồi nhưng chỉ sau 1 bữa nhậu lại...
CHÂN NỔI NỐT THÂM ĐEN, LỞ LOÉT KHIẾN “TÔI ĐAU MUỐN CHẾT”

CHÂN NỔI NỐT THÂM ĐEN, LỞ LOÉT KHIẾN “TÔI ĐAU MUỐN CHẾT”

Chị B.T.T (tỉnh Thái Bình) mắc viêm mao mạch hoại tử nhưng diễn biến bệnh rất nhanh, khiến chị “đau muốn chết” bởi những vết lở loét, hoại tử luôn nhức nhối như có kiến bò trong xương. Thuốc Tây, thuốc Nam chị đều uống không biết bao nhiêu liệu...
TỰ TI VÀ MỆT MỎI VÌ VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG – CÂU CHUYỆN CỦA CÔ GÁI TUỔI ĐÔI MƯƠI

TỰ TI VÀ MỆT MỎI VÌ VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG – CÂU CHUYỆN CỦA CÔ GÁI TUỔI ĐÔI MƯƠI

Quỳnh Trâm sinh năm 2004 chia sẻ: “Em cứ nghĩ tuổi thanh niên, sức dài vai rộng thì làm sao có thể mắc bệnh liên quan đến suy giảm miễn dịch? Từ trước đến nay, sức khỏe em khá tốt, ít khi mắc bệnh vặt vậy mà đi khám bác sĩ...
CHIẾN ĐẤU VỚI VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ: CÂU CHUYỆN MỒ HÔI, NƯỚC MẮT VÀ TIỀN BẠC

CHIẾN ĐẤU VỚI VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ: CÂU CHUYỆN MỒ HÔI, NƯỚC MẮT VÀ TIỀN BẠC

“Tôi không biết viêm mao mạch hoại tử hình thành là do nguyên nhân gì, chỉ biết rằng bệnh không có thuốc Tây đặc trị”. Đó là lời mở đầu của bạn Trần Thuật khi chia sẻ hành trình dài đằng đẵng điều trị việm mao mạch hoại tử.
Bài đọc nhiều nhất
CỤ BÀ 95 TUỔI CỤT NỬA BÀN CHÂN VÀ NGHỊ LỰC SỐNG KIÊN CƯỜNG

CỤ BÀ 95 TUỔI CỤT NỬA BÀN CHÂN VÀ NGHỊ LỰC SỐNG KIÊN CƯỜNG

Cụ bà 95 tuổi (Ba Vì, Hà Nội) bị viêm tắc động mạch chi dưới nhiều năm khiến các chi dần teo lại, hoại tử hết nửa bàn chân trái. Bàn chân cụ chảy máu mủ, đau nhức vô cùng nên toàn bộ các sinh hoạt, đi lại, vệ sinh...
PHÚT TRẢI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN SINH SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI MẮC VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG

PHÚT TRẢI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN SINH SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI MẮC VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG

Anh Tammy Nguyễn là người Việt đang sinh sống tại Úc. Anh biết tin mình mắc viêm mao mạch dị ứng nhiều năm, đã uống đủ các loại thuốc của Úc, của Mỹ, dùng thuốc bôi của Hàn, Nhật nhưng vẫn không khỏi. Vì công việc làm lái xe nên...
HỐT HOẢNG VÌ ĐÔI CHÂN THỦNG LỖ CHỖ DO VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ

HỐT HOẢNG VÌ ĐÔI CHÂN THỦNG LỖ CHỖ DO VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ

Anh Phóng (47 tuổi, sinh sống ở Thị Trấn Cam Lộ, Huyện Cam Lộ, Quảng Trị) bị viêm mao mạch hoại tử nhiều năm chạy chữa nhưng dai dẳng mãi không khỏi. Có những khi anh tưởng như chân mình đỡ hẳn rồi nhưng chỉ sau 1 bữa nhậu lại...
CHÂN NỔI NỐT THÂM ĐEN, LỞ LOÉT KHIẾN “TÔI ĐAU MUỐN CHẾT”

CHÂN NỔI NỐT THÂM ĐEN, LỞ LOÉT KHIẾN “TÔI ĐAU MUỐN CHẾT”

Chị B.T.T (tỉnh Thái Bình) mắc viêm mao mạch hoại tử nhưng diễn biến bệnh rất nhanh, khiến chị “đau muốn chết” bởi những vết lở loét, hoại tử luôn nhức nhối như có kiến bò trong xương. Thuốc Tây, thuốc Nam chị đều uống không biết bao nhiêu liệu...
TỰ TI VÀ MỆT MỎI VÌ VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG – CÂU CHUYỆN CỦA CÔ GÁI TUỔI ĐÔI MƯƠI

TỰ TI VÀ MỆT MỎI VÌ VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG – CÂU CHUYỆN CỦA CÔ GÁI TUỔI ĐÔI MƯƠI

Quỳnh Trâm sinh năm 2004 chia sẻ: “Em cứ nghĩ tuổi thanh niên, sức dài vai rộng thì làm sao có thể mắc bệnh liên quan đến suy giảm miễn dịch? Từ trước đến nay, sức khỏe em khá tốt, ít khi mắc bệnh vặt vậy mà đi khám bác sĩ...
Kết nối qua Fanpage