10 lời khuyên của bác sĩ giúp phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch
Người mắc suy giãn tĩnh mạch thường thấy mỏi chân, đau nhức bắp chân, nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo... không chỉ gây đau, ảnh hưởng xương khớp mà lâu dần có thể biến chứng thành bệnh nguy hiểm khác.
Suy giãn tĩnh mạch chủ yếu hình thành do quá trình vận chuyển máu về tim ở vùng tĩnh mạch chân bị ứ đọng. Vì vậy, muốn ngăn ngừa bệnh, bạn nên thực hiện theo 10 lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa dưới đây:
1. Vận động chân ngay khi có thể
Những người làm công việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu đều có thể tăng nguy cơ làm hình thành bệnh. Vì vậy, bạn nên dành cho mình 1 – 2 phút giải lao giữa giờ làm việc, nhấc chân, kê cao chân khi ngồi… đều là những hoạt động đơn giản giúp vận động máu ở chân tốt hơn.
2. Không tắm nước quá nóng
Vào mùa đông rất nhiều người có thói quen tắm nước nóng. Tuy nhiên, dùng nước quá nóng sẽ khiến mạch máu co lại, vì vậy bạn chỉ nên sử dụng nước ấm vừa phải. Ngoài ra, cũng cần tránh nơi nắng nóng, tắm hơi nhiều lần… để giảm nguy cơ mắc bệnh.
3. Kiểm soát cân nặng
Những người thừa cân, béo phì sẽ dồn áp lực nên tĩnh mạch nhiều hơn, vì vậy khả năng mắc bệnh cũng cao hơn. Để ngăn ngừa bệnh bạn nên kiểm soát cân nặng bằng chế độ ăn hợp lý, nhiều rau xanh, tăng cường vận động thể dục thể thao…
4. Mặc quần áo vừa người
Quần áo chật chội sẽ khiến tĩnh mạch bị chèn ép, cản trở đường lưu thông máu. Bạn hãy lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát để cơ thể được thoải mái, máu được vận chuyển đi khắp cơ thể.
5. Lựa chọn môn thể thao phù hợp
Người thường xuyên vận động thể dục thể thao cũng giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ hình thành bệnh.
Bạn có thể lựa chọn những môn thể thao đơn giản như: đi bộ, đạp xe, bơi lội… đều khiến chân được vận động, máu di chuyển tới mọi bộ phận trong cơ thể. Tuy nhiên, một số môn thể thao bạn cần lưu ý như: tennis, bóng ném, bóng rổ ... được khuyến cáo có thể gây giảm sự hồi lưu của tĩnh mạch, bạn không nên tập hàng ngày.
6. Rửa chân bằng nước lạnh sau khi tắm
Sau khi tắm, bạn hãy thử xịt nước lạnh lên chân để giảm bớt các triệu chứng đau nhức và nặng chân, kích thích hoạt động của tĩnh mạch.
7. Lựa chọn giầy, dép vừa chân
Chị em thường xuyên đi giày cao gót, những người đi giày chật chội… đều tạo áp lực cho đôi chân và hệ tĩnh mạch. Bạn nên lựa chọn giày dép vừa chân để vừa thoải mái vận động, vừa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
8. Kê cao chân khi ngủ
Trước khi đi ngủ bạn hãy thử tập bài tập đạp xe trên không hoặc kê cao chân khoảng 30 phút để giảm ứ máu tĩnh mạch khi ngủ.
9. Massage chân khi ngủ
Thường xuyên massage đôi chân theo hướng từ bàn chân ngược lên đùi cũng giúp lưu thông tĩnh mạch tốt hơn.
10. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến xương khớp hay tĩnh mạch, bạn cần ngay lập tức đi khám để được điều trị kịp thời.
Duy trì 10 thói quen trên sẽ giúp bạn ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!