6 điều cần ghi nhớ khi sử dụng thuốc chống đông máu
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc chống máu đông cho bạn. Lưu lại bằng cách chia sẻ bài viết qua facbook nhé!
Thuốc chống đông máu là chất hóa học có tác dụng ngăn chặn hay làm giảm sự đông máu của máu, kéo dài thời gian hình thành cục máu đông. Một số có trong tự nhiên ở các động vật hút máu như đỉa và muỗi, giúp chúng giữ những vết cắn không bị đông máu đủ dài để chúng có thể hút máu ra. Thuốc chống đông máu được sử dụng trong điều trị các rối loạn đông máu. Thuốc chống đông đường uống (OACs) được thực hiện kê dưới dạng viên nhộng hoặc viên nén, và thuốc tiêm được sử dụng trong bệnh viện. Một số thuốc chống đông máu đang sử dụng thiết bị y tế, như ống nghiệm, túi truyền máu, và thiết bị lọc máu.
Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng máu đông
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc chống đông máu:
1. Uống theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ
Một số bệnh nhân được chuẩn đoán là bệnh viêm tắc tĩnh mạch thì trong đơn thuốc tây thường được kê thuốc này để giảm triệu chứng bệnh nhất thời. Tuy nhiên khuyến cáo của bác sỹ là bạn chỉ dùng thời gian 2-3 tuần là nên ngưng. Chính vì vậy bạn cần tham khảo và hỏi kỹ để sử dụng đúng thời gian cho phép.
2. Tự kiểm tra INR
Nếu có điều kiện, nên mua máy để tự kiểm tra INR (chỉ số giúp theo dõi tác dụng của thuốc chống đông) bằng que thử tại nhà. Bác sỹ sẽ tư vấn khoảng INR cho phép đối với ông/bà. Liên hệ với bác sỹ ngay nếu chỉ số INR nằm ngoài khoảng cho phép.
3. Chăm sóc răng miệng
Luôn thông báo cho bác sỹ, nha sỹ, dược sỹ là ông/bà đang dùng thuốc chống đông khi khám bệnh, nhổ răng, phẫu thuật hoặc làm bất cứ thủ thuật nhỏ nào. Chăm sóc răng miệng cẩn thận, nên dùng bàn chải mềm và dao cạo râu điện. Nên đi khám nha khoa định kỳ.
Điều cần ghi nhớ với bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông
4. Không tự động uống thuốc
Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc chống đông. Không tự động uống hoặc ngừng bất cứ loại thuốc nào khác khi chưa có ý kiến của bác sỹ, dược sỹ.
Một số thuốc có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông, tăng nguy cơ chảy máu bao gồm:
Thuốc kê đơn: Amiodarone (Cordarone®), các loại kháng sinh, Clopidogrel (Plavix®)...
Thuốc không kê đơn: Paracetamol (Panadol®, Efferalgan®); Ibuprofen, Aspirin và các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid khác, Ranitidine (Zantac®)...
Một số thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông (tăng nguy cơ hình thành cục máu đông) bao gồm:
- Thuốc bổ vitamin có thành phần vitamin K
- Thực phẩm chức năng, thảo dược có chứa vitamin K, dầu cá, Ginkgo, Co-Enzyme Q10, dầu lanh, nhân sâm...
5. Tránh các hoạt động có nguy cơ chảy máu
Tránh các hoạt động có nguy cơ chảy máu chấn thương, ngã, tai nạn, đặc biệt là tai nạn ở vùng đầu. Lập tức đi khám ngay khi bị chấn thương, đặc biệt là tai nạn vùng đầu, và thông báo với nhân viên y tế ông/bà có dùng thuốc chống đông.
6. Đi khám ngay nếu có các dấu hiệu nguy hiểm
Đi khám ngay nếu có các dấu hiệu nguy hiểm sau:
Chảy máu kéo dài hơn 10 phút mới cầm;
Chảy máu chân răng;
Bầm tím dưới da thường xuyên;
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và nhiều hơn bình thường;
Chảy máu mũi;
Đi đại tiện phân đen sệt hoặc lẫn máu;
Nôn ra máu;
Nước tiểu có máu, màu đỏ, nâu hoặc hồng;
Chóng mặt;
Rất mệt mỏi;
Yếu người;
Đau đầu nghiêm trọng
Chúc các bạn luôn sức khỏe!
Xem thêm:
75% trẻ em bị viêm mao mạch dị ứng
Chế độ dinh dưỡng của người bị viêm mao mạch dị ứng