9 cách đơn giản giúp phòng chống suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch chân không chỉ gây mất thẩm mỹ, bệnh còn có thể biến chứng dẫn đến đau đớn, lở loét, viêm da, những phương pháp đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh được những hậu quả khôn lường của bệnh.
Biểu hiện dễ nhận biết của suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh hình thành do hệ thống tĩnh mạch ở chân không đảm nhiệm được vai trò đưa máu về tim, dẫn đến mãu ứ đọng lại. Người mắc suy giãn tĩnh mạch thường có biểu hiện:
- Nhức mỏi chân, nặng chân.
- Chân phù nề, tê chân.
- Chuột rút về ban đêm.
- Nặng hơn có thể khiến chân lở loét, khó chịu…
9 cách đơn giản nhất giúp bạn phòng tránh bệnh giãn tĩnh mạch chân
1. Kiểm soát cân nặng
Nghiên cứu cho rằng những người béo phì, thừa cân sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn. Vì thế, bạn nên điều chỉnh cân nặng của mình ở mức hợp lý để máu được lưu thông toàn cơ thể, chân không bị sức ép từ trọng lượng và giảm nguy cơ mắc bệnh.
2. Giảm thời gian đứng
Bạn càng giảm thiểu thời gian đứng càng nhiều sẽ càng bớt áp lực cho đôi chân và ngăn ngừa bệnh. Tuy nhiên, những người làm văn phòng ngồi quá lâu cũng không tốt, bạn nên đứng dậy đi lại một vài vòng trong thời gian làm việc để máu lưu thông đều đặn sẽ chống lại bệnh nhiều hơn.
3. Đi tất đặc biệt
Nếu như công việc của bạn bắt buộc phải đi lại nhiều, bạn có thể giảm áp lực cho chân bằng cách sử dụng loại tất chun đặc biệt để thúc đẩy lưu thông máu.
4. Tập thể dục
Tập thể dục thể thao đều đặn, đặc biệt là những bài rèn luyện cơ chân sẽ giúp cỉa thiện lưu thông máu và ngăn ngừa bệnh. Bạn có thể tham khảo tập Yoga, đạp xe, bơi lội… đều rất tốt cho sức khỏe.
5. Cẩn thận với thuốc tránh thai
Các chị em cần hạn chế sử dụng những loại thuốc tránh thai có hàm lượng nội tiết tố estrogen cao. Lý do là bởi tăng cường estrogen quá nhiều sẽ khiến ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông máu, gây giãn tĩnh mạch.
6. Thay đổi tư thế ngồi
Nếu bạn có thói quen ngồi bắt chéo chân thì hãy dừng lại nhé! Bởi vì bắt chéo chân quá nhiều sẽ khiến tạo áp lực lên vùng đùi, xương chậu, máu lưu thông kém hơn và lâu ngày có thể sinh bệnh.
7. Tạm biệt giày cao gót
Khi có biểu hiện đau nhức chân bạn nên hạn chế tối đa thời gian mang giày cao gót. Bạn hãy chọn loại giày đế thấp, mềm, mặc quần áo rộng rãi thoáng mát để ngăn ngừa suy giãn và tắc tĩnh mạch.
8. Gác chân cao
Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn hãy kê cao chân, nằm ngửa để tăng cường lưu thông máu, giúp đôi chân và cơ thể được thư giãn.
9. Chú ý tới chế độ dinh dưỡng
Bạn nên tăng cường các loại trái cây họ cam quýt vì chúng chứa nhiều hoạt chất hesperidin, rutin, và diosmin giúp tăng cường khả năng hoạt động của tĩnh mạch.
Ngoài ra bạn cũng nên hạn chế các loại đồ ăn cay, nóng vì chúng sẽ thúc đẩy phá vỡ fibrin dẫn tới nghẽn tĩnh mạch.
Chỉ cần duy trì 9 thói quen trên mỗi ngày, suy giãn tĩnh mạch chân sẽ không còn là nỗi lo của bạn!