Cảnh báo bệnh viêm tĩnh mạch: 70% bệnh nhân không biết mình mắc phải
Viêm tĩnh mạch là căn bệnh không được nhiều người biết đến nhưng cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được điều trị kịp thời.
Viêm tĩnh mạch là một trong những căn bệnh phổ biến xảy ra ở lòng tĩnh mạch. Bệnh có biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn tới viêm tĩnh mạch? Bài viết sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về viêm tĩnh mạch để bạn có phương pháp phòng tránh hoặc chữa trị hiệu quả căn bệnh thường gặp này.
Viêm tĩnh mạch là gì ?
Viêm tĩnh mạch hiểu một cách đơn giản là tình trạng viêm xuất hiện ở trong lòng tĩnh mạch. Hệ thống tĩnh mạch là các mạch máu trong cơ thể, đảm nhiệm vai trò vận chuyển máu từ tim tới các cơ quan, và ngược lại từ các cơ quan về tim.
Viêm tĩnh mạch là tình trạng bệnh nhẹ hơn so với viêm tắc tĩnh mạch (bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu). Khi có cục máu đông xuất hiện ở lòng tĩnh mạch sẽ dẫn tới bệnh lý này.
Có bao nhiêu dạng viêm tĩnh mạch ?
Viêm tĩnh mạch được chia làm 2 loại: viêm tĩnh mạch nông và viêm tĩnh mạch sâu. Cụ thể các dạng bệnh lý như sau:
- Viêm tĩnh mạch nông: Đây là tình trạng bệnh lý xảy ra ở vùng tĩnh mạch nông dưới da. Bệnh hình thành do tĩnh mạch bị kích ứng (có ống thông tĩnh mạch) hoặc cũng có thể do cục máu đông hình thành. Bệnh thường nhẹ, vì vậy rất nhiều người chủ quan không điều trị.
- Viêm tĩnh mạch sâu: Tình trạng viêm này diễn ra ở vùng tĩnh mạch sâu, chủ yếu ở chân. Viêm tĩnh mạch sâu nếu có cục máu đông có thể dẫn tới huyết khối di chuyển đến phổi gây nguy hiểm đến tính mạng bất cứ lúc nào.
Nhận biết bệnh viêm tĩnh mạch như thế nào?
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy một số dấu hiệu bệnh lý viêm tĩnh mạch xuất hiện ở tay hoặc chân như sau:
- Vùng da bị sưng tấy, mẩn đỏ.
- Cảm giác nóng rát ở vùng da bệnh.
- Mạch máu nổi lên ở vùng bị bệnh.
- Đau đớn, khó vận động, đặc biệt là ở vùng chân hoặc đùi.
Tốt nhất khi phát hiện những mạch máu nổi dưới da, bạn nên tới cơ sở y tế để thăm khám, tránh trường hợp bệnh phát triển thành viêm tĩnh mạch huyết khối sâu sẽ rất dễ xảy ra biến chứng nghiêm trọng như thuyên tắc phổi, đe dọa tới tính mạng.
Nguyên nhân nào gây viêm tĩnh mạch ?
Viêm tĩnh mạch chủ yếu hình thành do chấn thương, dẫn tới thành niêm mạc bị kích thích. Tuy nhiên, viêm tĩnh mạch nông thường do một số tác động y khoa như: đặt ống thông IV, sử dụng thuốc kích thích tiêm vào tĩnh mạch, nhiễm trùng tĩnh mạch hoặc xuất hiện cục máu rất nhỏ trong lòng tĩnh mạch.
Người mắc huyết khối tĩnh mạch sâu chủ yếu do phẫu thuật, chấn thương, gãy xương, khả năng vận động bị hạn chế, bị rối loạn khả năng đông máu do tác dụng phụ của thuốc hoặc do di truyền…
Ngoài ra những đối tượng dưới đây cũng có khả năng mắc viêm tĩnh mạch cao hơn:
- Người có tiền sử mắc huyết khối tĩnh mạch.
- Người sử dụng hormone thay thế, dùng thuốc tránh thai.
- Người thường xuyên đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.
- Phụ nữ mang thai.
- Người thừa cân, béo phì.
- Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia…
Bệnh viêm tĩnh mạch có nguy hiểm không ?
Viêm tĩnh mạch nông là thể nhẹ của bệnh viêm tĩnh mạch, không gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng cũng có thể gây nhiễm trùng da, lở loét, thậm chí nhiễm trùng máu.
Viêm tắc tĩnh mạch sâu cũng gây sưng đau, lở loét vùng chi bị bệnh. Biến chứng nghiêm trọng nhất của viêm tĩnh mạch sâu là thuyên tắc động mạch phổi, xảy ra khi cục máu đông vỡ ra và di chuyển lên phổi dẫn tới khó thở, đau ngực, ho ra máu, nhịp tim nhanh, thậm chí có thể gây tử vong.
Chẩn đoán viêm tĩnh mạch bằng cách nào ?
Viêm tĩnh mạch không chỉ được phát hiện qua những dấu hiệu lâm sàng bên ngoài mà còn cần thực hiện một số xét nghiệm chuyên khoa để khẳng định chính xác mức độ bệnh lý.
Bạn có thể sẽ phải thực hiện siêu âm, chụp X – quang để xác định mức độ viêm, tắc tĩnh mạch, chẩn đoán hình ảnh của cục máu đông. Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng sẽ cho thấy giai đoạn bệnh lý.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm tĩnh mạch ?
Điều trị viêm tĩnh mạch nông chủ yếu dùng kháng sinh (nếu có biểu hiện lở loét, nhiễm trùng).
Để điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu, bác sĩ sẽ chỉ định bạn uống thuốc chống đông máu. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật chèn ống thông vào tĩnh mạch để loại bỏ cục máu đông. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra các biến chứng như: nhiễm trùng, tổn thương tĩnh mạch.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thảo dược tự nhiên trong Y học cổ truyền giúp tăng cường độ bền của thành mạch. Khang mạch linh là sản phẩm được chiết xuất từ các vị thuốc Đông y: Bạch thược, Thương nhĩ tử, Xích thược… có tác dụng nâng cao thành mạch, chữa viêm tĩnh mạch, suy giãn tĩnh mạch hiệu quả.
Bạn nên kết hợp uống thuốc thường xuyên đồng thời duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày, đeo vớ chuyên dụng, không đứng hoặc ngồi lâu một chỗ để việc điều trị được nhanh chóng!