Thảo dược Đương quy - Vị dược liệu có trong sản phẩm Khang mạch linh
Thảo dược Đương quy là một trong những cây thuốc quý trong bài thuốc bổ huyết, chữa đau xương khớp.
Hình ảnh cây thảo dược Đương quy
Đương quy chủ yếu được trồng ở Trung Quốc, nay đã được du nhập vào một số tỉnh miền mí phía Bắc nước ta như: Lai Châu, Lào Cai, Hòa Bình… chủ yếu được dùng chữa trị kinh nguyệt không đều, đau xương khớp, bồi bổ máu. Để hiểu rõ hơn về loại thuốc quý này, bạn hãy đọc những chia sẻ đã được tổng hợp phía dưới này nhé.
1. Mô tả về cây đương quy
Đương quy thuộc dạng cây thảo, cao khoảng 1m. Thân cây hình trụ, lá kép xẻ long chim. Hoa màu trắng xanh, quả bế màu tím nhạt.
Bộ phận của cây thuốc thì thường dùng làm thuốc là phần rễ của Đương quy phơi vàng, sao khô.
Sản phẩm tiêu biểu nổi tiếng với vài thuốc của đương quy là Khang Mạch Linh - hỗ trợ tăng cường sức bên thành mạch hoạt huyết.
2. Thành phần của Đương quy
Trong thảo dược này chứa nhiều tinh dầu, vitamin, Glucose… có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, xương khớp, bổ máu. Có tới 0,26% hàm lượng tinh dầu trong phần rễ của cây đương quy. Đây là thành phần chính mà giúp cây có tác dụng là bài thuốc hiệu quả.
3. Vị thuốc Đương quy trong Y học cổ truyền
- Tính vị: Đương quy có vị ngọt, cay, ấm.
- Quy kinh: Tác động vào Can, Tâm, Tỳ, công dụng bổ huyết, nhuận tràng, chữa sưng tê xương khớp.
- Ứng dụng lâm sàng:
+ Bài thuốc trị kinh nguyệt rối loạn: Bạn dùng chung Đương quy với Bạch thược, Sinh địa hoàng, Xuyên khung sẽ có hiệu quả.
+ Bài thuốc trị kinh nguyệt ít: Bạn hãy dùng Đương quy, Hương phụ, Ích mẫu thảo và Diên hồ sách.
+ Trị chảy máu tử cung: Dùng Đương quy, Ngải diệp, A giao, Sinh địa hoàng.
+ Trị ứ trệ phong thấp: Dùng phối hợp Đương qui với Quế chi, Kích huyết đằng và Bạch thược.
4. Một số bài thuốc sử dụng Đương quy
Sơ chế cây thuốc khi tiến hành sử dụng
- Bài thuốc trị thiếu máu:
Đương quy 12g Xuyên khung 12g
Bạch thược 12g Thục địa 12g.
Cách dùng: Sắc thuốc uống mõi ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
- Bài thuốc trị khí huyết kém:
Đương quy 12g Hoàng kỳ 40g.
Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 – 3 lần.
- Bài thuốc trị bế kinh, đau bụng kinh:
Đương quy 6g Sinh địa 6g
Ngưu tất 6g Hồng hoa 6g
Xuyên khung 6g Chỉ xác 8g
Sài hồ 4g Cam thảo 4g.
Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc trị chứng xuất huyết:
Đương quy 30g Bồ hoàng 30g
Đại hoàng 30g Hòe hoa 30g
A giao 30g.
Cách dùng: Bạn đem tán nhỏ các vị thuốc, sao vàng, trộn với mật ong để viên thành hạt nhỏ như hạt ngô, mỗi lần dùng 10g, ngày dùng 2 lần.
- Bài thuốc trị tiêu hóa kém:
Đương quy 12g Viễn chí 4g
Cam thảo 4g Bạch truật 12g
Hoàng kỳ 12g Bạch linh 12g
Hắc táo nhân 12g Đảng sâm 6g
Mộc hương 6g.
Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần.
- Bài thuốc chữa chứng tê, đau:
Đương quy 12g Quế chi 8g
Thương thuật 10g Cúc hoa 6g
Ngưu tất 10g.
Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần.
- Bài thuốc trị bại liệt tứ chi và đau cột sống:
Đương quy 40g Tế tân 4g
Tục đoạn 12g Đỗ trọng 12g
Độc hoạt 12g Lưu kỳ nô 8g
Chỉ xác 12g Cam thảo 4g
Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
- Bài thuốc trị bệnh động mạch vành:
Đương quy 10g Sơn tra 90g
Ngó sen 15g Rễ hành 6g.
Cách dùng: Bạn sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc trị viêm tiền liệt tuyến:
Hạt quýt 15g Hạt vải 15g
Đương quy 15g Thịt dê 50g.
Bạn nấu lên, ăn thịt, uống nước mỗi tuần 2 – 3 lần.
Lưu ý khi sử dụng đương quy
NÊN TRÁNH: Nếu không am hiểu về các loại thảo dược thì bạn không nên tùy tiện sử dụng. Cây đương quy thì không dùng cho phụ nữa đang mang thai vì nó có thành phần dễ gây sẩy thai. Phụ nữ đang nuôi con bú không dùng trực tiếp. Kiêng kị đối với những người bị đái tháo đường, viêm loét tiêu hóa hoặc có rối loạn về máu.
Điều đặc biệt là cây đương quy còn là thảo dược chính trong bài thuốc điều trị viêm mao mạch dị ứng, với công dụng chính trong việc bổ huyết, giúp lưu thông máu.
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Kinh nghiệm điều trị
Bài đọc nhiều nhất
Kết nối qua Fanpage