Vị thuốc Ngưu tất và bài thuốc trị bệnh viêm mao mạch
Ngưu tất còn có tên gọi là loài cỏ xước, hoài ngưu tất, bách bội… thường được áp dụng trong các bài thuốc trị giãn tĩnh mạch, hạ đường huyết, lợi tiểu…
Ngưu tất chủ yếu được trồng ở các tỉnh Trung Quốc, gần đây mới du nhập vào một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Ngưu tất được coi là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, đặc trị các bệnh về mạch máu và tĩnh mạch.
1. Mô tả thảo dược
Ngưu tất thuộc loại cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 1m. Thân cây có 4 cạnh, rễ hình trụ, lá mọc đối xứng nhau hình trái xoan, có lông thưa, nhiều gân, cuống ngắn.
Hoa Ngưu tất thường mọc ở ngọn cây hoặc đầu cành, quả hình bầu dục, bên trong có chứa hạt.
Bộ phận thường dùng làm thuốc của Ngưu tất là phần thân, bỏ rễ và lá, phơi khô, cắt thành nhiều lát mỏng.
2. Thành phần hoá học
Ngưu tất có chứa nhiều hoạt chất như: saponin tritecpenoid, acid oleanolic, các sterol ecdysteron, inokosteron, glucoza, polysaccharide, muối kali… Nghiên cứu chứng minh rằng Ngưu tất giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein, làm giãn mạch máu, lợi tiểu, hạ đường huyết, cải thiện chức năng gan, tốt cho tim mạch…
3. Vị thuốc Ngưu tất trong Y học cổ truyền
- Tính vị: Ngưu tất có vị đắng, chua, tính ôn.
- Qui kinh: Tác động vào Can và Thận, giúp bổ máu, lợi tiểu, mát gan…
- Ứng dụng lâm sàng:
+ Trị bệnh vô kinh, ít kinh, loạn kinh và đau do chấn thương ngoài: Dùng Ngưu tất với Táo nhân, Đương quy, Hồng hoa, Diên hồ sách.
+ Trị đau yếu vùng thắt lưng và chân: Áp dụng bài thuốc Ngưu tất tán với các vị thuốc: Bổ cốt chỉ, Đỗ trọng, Hồ lô ba, Ngưu tất, Nhục thung dung, Phòng phong, Tật lê, Thỏ ty tử, Tỳ giải, Nhục quế mỗi vị 40g.
+ Trị giãn mạch máu: Kết hợp Ngưu tất với Tiểu kế, Trắc bách diệp và Bạch mao căn.
+ Trị đau đầu, chóng mặt: Dùng Ngưu tất, Đại giả trạch, Mẫu lệ, Long cốt.
+ Trị miệng loét, sưng lợi: Dùng Ngưu tất, Sinh địa trùng, Tri mẫu.
+ Trị rối loạn đường tiết niệu: Kết hợp Ngưu tất với Thông thảo, Hoạt thạch và Cù mạch.
+ Trị chứng tê thấp khớp đau: Ngưu tất phối hợp với Thương truật, Hoàng bá, Ý dĩ.
- Một số bài thuốc Đông y dùng Ngưu tất
+ Bài thuốc trị Tam diệu tán trị tê thấp đau khớp
Thương truật 12g Xuyên ngưu tất 12g
Hoàng bá 8g
Cách dùng: Đem tán thành bột mịn, mỗi lần uống khoảng 10g chia làm 3 lần với nước gừng.
+ Bài thuốc trị rối loạn kinh nguyệt
Ngưu tất 9g Quế chi 9g
Thược dược 9g Đào nhân 9g
Đương qui 9g Mẫu đơn bì 9g
Diên hồ sách 9g Mộc hương 3g.
+ Bài thuốc trị bí tiểu
Cam thảo 40g Địa cốt bì 40g
Hải đồng bì 80g Khương hoạt 40g
Ngưu tất 40g Ngũ gia bì 40g
Sinh địa 400g Xuyên khung 40g
Ý dĩ nhân 40g
Cách dùng: Bạn đem tán thành bột mịn, ngâm rượu uống mỗi ngày 10ml chia làm 3 – 4 lần.
+ Bài thuốc trị đau lưng, chân tay lạnh, yếu
Đan sâm 15g Đỗ trọng 30g
Đương quy 30g Hổ cốt 45g
Kim anh 15g Ngưu tất 15g
Phòng phong 15g Phụ tử (chế) 15g
Sinh địa 30g Sơn thù 15g
Thạch hộc 15g Tiên linh tỳ 30g
Tỳ giải 30g Ý dĩ nhân 30g
Cách dùng: Bạn bọc vào túi vải, ngâm rượu, mỗi lần uống khoảng 10ml chia làm 3 lần.
Xem thêm:
Điều trị viêm mao mạch theo quan điểm đông y cổ truyền
75% trẻ em có nguy cơ mắc viêm mao mạch dị ứng