Bệnh nhân bị viêm mao mạch có nên đi bộ không?
Câu hỏi: Chào bác sĩ, tôi bị viêm mao mạch dị ứng 2 năm nay rồi, hiện tại tôi đang chuyển hướng điều trị sang Khang Mạch Linh. Tôi có thói quen là sáng đi bộ quanh nhà khoảng 15 phút sau đó về ăn sáng. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi là việc đi bộ có phù hợp với người bị bệnh viêm mao mạch như tôi không ạ. Tôi xin cảm ơn!
Trả lời: Bệnh viêm mao mạch có nên đi bộ không?
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi.
Như chúng ta biết, đi bộ là môn thể thao nhẹ nhàng và có nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ được nhiều người lựa chọn tập luyện. Tuy nhiên, trên thực tế đa số người bị bệnh viêm mao mạch dị ứng, đặc biệt viêm mao mạch hoại tử thường bị nặng ở chân đã bỏ thói quen đi bộ, thậm chí có nhiều trường hợp không dám vận động vì sợ làm cho bệnh nặng hơn.
Tác dụng của đi bộ đối với người bị viêm mao mạch dị ứng
Các bác sĩ chuyên môn cho rằng đó là nhận định sai lầm, bởi đi bộ hỗ trợ rất nhiều cho việc điều trị bệnh. Thể tích và áp lực trong tĩnh mạch khi chúng ta đi bộ. Khi gót chân được nhấc lên cao, máu từ đám rối tĩnh mạch phía gót chân và lòng bàn chân sẽ được đẩy lên các tĩnh mạch sâu của cẳng chân. Sau đó, động tác co cơ cẳng chân sẽ đẩy dòng máu về tĩnh mạch của vùng đùi, lan tỏa các mao mạch.
Cứ như thế, dòng máu sẽ chảy về tĩnh mạch cao hơn, sang mao mạch, rồi về tim. Sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm mao mạch nói riêng và cả tĩnh mạch, động mạch sẽ phối hợp hoạt động hiệu quả. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng máu. Khí huyết được điều hòa và lưu thông. Như vậy thì việc đi bộ thực tế là sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm mao mạch.
Lời khuyên: Nếu bạn đang bị bệnh viêm mao mạch mà cảm thấy sức khỏe cho phép thì chúng tôi khuyến kích bạn nên đi bộ để cơ thể được vận động. Đồng thời cũng là tăng cường sức khỏe cho chính bạn.
ĐỌC THÊM:
Tìm hiểu từ A-Z về bệnh viêm mao mạch dị ứng và quan điểm điều trị theo Đông y