Bị giãn tĩnh mạch khi mang thai sau khi sinh có hết không?
Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai là triệu chứng rất nhiều chị em gặp phải. Sau khi sinh con bệnh có khỏi không là thắc mắc của rất nhiều chị em. Hãy xem bác sĩ giải thích về bệnh như thế nào nhé!
Câu hỏi:
Tôi là Nguyễn Thu Nga, 30 tuổi. Tôi không rõ các tĩnh mạch chân nổi lên từ khi nào nhưng sau khi sinh con, tĩnh mạch hình như nổi nhiều hơn, tình trạng đau mỏi chân nhiều hơn. Có khi buổi tối còn bị chuột rút ở bắp chân đau nhức không yên. Liệu rằng tình trạng này có chấm dứt không và có cần phải điều trị bằng thuốc hay không? Mong bác sĩ tư vấn thêm giúp tôi.
Trả lời:
Chào chị Thu Nga!
Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh rất dễ hình thành trong thời điểm mang thai. Triệu chứng của bệnh đúng như bạn mô tả, ngoài ra còn nhận thấy dấu hiệu sưng mạch máu, mạch máu giãn to, nổi cao, màu xanh hoặc tím, ngoằn ngoèo chủ yếu ở bắp chân.
Ngoài ra, chị em còn gặp phải triệu chứng đau nhức chân, khó chịu khi vận động. Với trường hợp của bạn, suy giãn tĩnh mạch chủ yếu do các nguyên nhân như:
- Do trọng lượng cơ thể tăng: Khi thai nhi càng lớn, kích thước càng tăng càng dẫn đến áp lực cho các tĩnh mạch chân phát triển dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch.
- Nội tiết tố thay đổi: Hormone nội tiết sẽ liên tục gia tăng khi mang thai dẫn đến giãn và sưng tĩnh mạch.
- Lưu lượng máu thay đổi: Khi bạn mang thai cũng khiến lượng máu trong cơ thể lưu thông kém hơn, dẫn đến tĩnh mạch ở chân gia tăng gây nên bệnh.
- Do yếu tố di truyền hoặc do bạn có tiền sử suy giãn tĩnh mạch trước đó: Nếu mẹ hoặc người thân cùng huyết thống với bạn đã từng bị giãn tĩnh mạch thì nguy cơ bạn mắc bệnh cũng cao hơn người bình thường.
- Do một số yếu tố khác như: béo phì, thừa cân hoặc do yếu tố công việc thường xuyên phải đứng hoặc ngồi lâu do suy giãn tĩnh mạch.
Giãn tĩnh mạch sau sinh rất phổ biến
Xem thêm: Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân tốt nhất hiện nay
Suy giãn tĩnh mạch nguy hiểm không?
Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai có thể gây nên tình trạng đau, ngứa, mất thẩm mỹ kéo dài.
Sau khi sinh con nếu bạn vẫn thấy tình trạng đau nhức, chuột rút nên đi thăm khám để tránh nguy cơ tiến triển thành huyết khối tĩnh mạch. Đặc biệt khi nhận thấy các dấu hiệu đi kèm như: phù chân, sưng chân, sốt cao, bị loét hoặc màu da chân biến đổi cần phải đi khám càng sớm càng tốt.
Hiện nay, suy giãn tĩnh mạch được điều trị bằng các phương pháp sau:
- Nội khoa: Bác sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc giảm đau, kháng viêm, chủ yếu giúp giảm nhanh các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.
- Ngoại khoa: Với những trường hợp bệnh quá nặng, nhiễm trùng, hoại tử chân cần phải can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật.
- Dùng thuốc Đông y: Đây là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn do Y học cổ truyền có rất nhiều thảo dược Đông y có công dụng giúp thông mạch, hoạt huyết, bổ máu, làm chữa bệnh từ tận gốc.
Ngoài ra, khi bị suy giãn tĩnh mạch bạn cũng cần chú ý:
- Không đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, nên đi lại nhẹ nhàng để máu huyết được lưu thông.
- Nên kê cao chân khi ngủ.
- Kiểm soát cân nặng và đường huyết, huyết áp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sản phẩm Khang Mạch Linh của Công ty Dược phẩm Khang Linh giúp hỗ trợ bổ huyết, tăng sức bền thành mạch, tăng cường lưu thông máu. Bạn hãy liên hệ hotline: 0982.91.55.53 để được tư vấn hỗ trợ thêm về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch nhé!