Những lưu ý quan trọng trong điều trị viêm mao mạch dị ứng
Viêm mao mạch dị ứng là căn bệnh tự miễn dẫn đến các mạch máu nhỏ dưới da, khớp, thận, ruột bị viêm, chảy máu. Bệnh phổ biến nhất ở trẻ em từ 3 – 10 tuổi.
Bài viết liên quan:
Phát ban và đau bụng là triệu chứng của viêm mao mạch dị ứng
Bệnh viêm mao mạch dị ứng nên kiêng ăn gì?
Viêm mao mạch dị ứng: Căn bệnh phổ biến ở trẻ em, ít gặp ở người già
Viêm mao mạch dị ứng được phát hiện vào năm 1874, do Scholein mô phỏng. Nghiên cứu cho rằng đây là bệnh cấp tính do phản ứng hệ miễn dịch.
Cơ chế sinh bệnh viêm mao mạch dị ứng là cơ thể hình thành các phản ứng khi gặp kháng nguyên, kháng thể khiến lớp mao mạch tiến hành giải phóng chất trung gian hóa học. Sự lắng đọng phức hợp miễn dịch dẫn đến tổn thương thành mạch, phát ra thành các nốt xuất huyết dưới da.
Viêm mao mạch dị ứng được nhận biết với các biểu hiện như:
- Triệu chứng dưới da: Xuất huyết tự nhiên, không liên quan tới chấn thương. Các vết xuất huyết tạo thành nốt đỏ, chủ yếu gặp ở chân, tay, có tính chất đối xứng.
- Triệu chứng ở đường tiêu hóa: Gây xuất huyết tiêu hóa, đau bụng vùng thương vị, đi ngoài phân đen.
- Triệu chứng tổn thương khớp: Đau khớp chân, đau đầu gối cổ chân.
- Triệu chứng tổn thương thận: Phát hiện đái ra máu, có hồng cầu niệu....
Chẩn đoán viêm mao mạch dị ứng chủ yếu phát hiện qua các dấu hiệu lâm sàng kết hợp với xét nghiệm nước tiểu. Bệnh chiếm 75% là trẻ em dưới 10 tuổi, rất ít khi gặp ở người già.
Hình ảnh đôi chân cháu bé mắc viêm mao mạch dị ứng
Lưu ý khi điều trị viêm mao mạch dị ứng
1. Nguyên tắc điều trị theo Tây y
Viêm mao mạch dị ứng còn có tên gọi khác là ban xuất huyết Henoch-Schonlein hoặc viêm mạch IgA. Nguyên tắc điều trị theo Y học hiện đại là chú ý đến các biểu hiện bất thường để kịp thời ngăn chặn tổn thương. Tây y cũng chưa có bất kì loại thuốc đặc trị nào và phác đồ điều trị triệt để. Cụ thể khi chữa viêm mao mạch dị ứng cần chú ý:
- Luôn đảm bảo nước uống, cung cấp đủ điệng giải cho bệnh nhân.
- Người bệnh cần theo dõi lượng nước tiểu và tính chất bất thường của nước tiểu hàng ngày.
- Nếu bệnh nhân có các biểu hiện như: Bụng đau dữ dội, chảy máu tiêu hóa, suy thận cấp.... cần phải theo dõi triệt để, thực hiện điều trị bằng thuốc ngăn chặn biến chứng.
- Nếu bệnh nhân có các biểu hiện đau nhức do viêm khớp, phù chân, sốt cao, khó chịu.... có thể chỉ định dùng acetaminophen đem lại công dụng giảm đau. Khi nằm nên nâng cao chân để giúp máu lưu thông tốt sẽ bớt đau hơn.
- Chế độ ăn uống nên giảm tối đa lượng muối để giảm áp lực làm việc cho thận.
2. Sử dụng thuốc hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng
Để giảm bớt các cơn đau và khó chịu do viêm mao mạch dị ứn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn như sau:
- Thuốc giảm đau:
Các loại thuốc giảm đau, chống viêm không Steroid (NSAUID) sẽ được kê cho bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng, giúp kiểm soát cơn đau và triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, loại thuốc acetaminophen cũng có thể được dùng để giảm bớt triệu chứng sưng viêm tại khớp và các mô mềm. Liều lượng dùng thuốc bắt buộc phải theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, nhất là những bệnh nhân có biểu hiện suy thận phải đặc biệt cẩn trọng.
- Thuốc Corticosteroid:
Loại thuốc corticosteroid thường được dùng cho những bệnh nhân có biểu hiện phù nề dưới da, viêm thận khi mắc viêm mao mạch dị ứng. Loại thuốc này cũng đem lại hiệu quả giúp giảm bớt các biểu hiện đau khớp. Đơn thuốc có chứa corticosteroid chỉ nên áp dụng trong những trường hợp bệnh tiến triển nặng để ức chế hệ miễn dịch.
- Một số loại thuốc khác như: Azathioprine, Thuốc ức chế men chuyển angiotensin, Cyclophosphamide, Danazol, Cyclosporine, Dipyridamole, Globulin miễn dịch, Thuốc ức chế thụ thể angiotensin, dầu cá... Thậm chí còn có thể phải thực hiện thay huyết tương nếu viêm mao mạch dị ứng bùng phát và không hiệu quả khi dùng steroid.
Lưu ý: Các loại thuốc này cần phải sử dụng thận trọng, nhất là với những đối tượng bệnh nhân là trẻ em để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Điều trị viêm mao mạch dị ứng bằng Tây y là giải pháp tạm thời
3. Phương pháp phẫu thuật điều trị viêm mao mạch dị ứng
Phẫu thuật bắt buộc phải áp dụng cho những trường hợp thiếu máu ruột nặng. Nếu không thực hiện phẫu thuật khẩn cấp có thể dẫn đến thủng ruột, viêm phúc mạc, sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết....
Ngoài ra, biện pháp phẫu thuật ghép thận cũng được áp dụng cho bệnh nhân bị tổn thương thận nặng, nhất là bệnh thận giai đoạn cuối. Tuy nhiên, ngay cả khi thay thế thận mới bệnh viêm mao mạch dị ứng vẫn có thể tiếp diễn. Tổn thương thận sau khi đã ghép thận được coi là thường xuyên nên phải đặc biệt cẩn trọng.
4. Biện pháp phối hợp chuyên khoa và theo dõi lâu dài
Viêm mao mạch dị ứng là căn bệnh gây tổn thương nhiều cơ quan, vì vậy nên có sự kết hợp chuyên khoa tiêu hóa, da liễu, thận, tim mạch để có thể đem lại hiệu quả điều trị triệt để.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị cần chú ý theo dõi nước tiểu, huyết áp để phát hiện sớm các biến chứng. Việc theo dõi này cần phải đảm bảo mỗi ngày và nên được duy trì khoảng 6 tháng để ngăn chặn viêm mao mạch dị ứng tái phát. Ngay cả khi kết quả phân tích nước tiểu không đáng lo ngại cũng không nên chủ quan và cần tiến hành hàng ngày.
Trường hợp bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối, nên áp dụng chạy thận nhân tạo trong thời gian chờ đợi có thận thích hợp để phẫu thuật thay thế thận.
Riêng với trẻ em có dấu hiệu tổn thương thận cấp tính, đi tiểu ra máu nhiều lần, phát hiện protein niệu trong nước tiểu nên tiến hành kiểm tra 3 – 6 tháng/ lần sau khi điều trị để ngăn chặn suy thận. Tình trạng này cần phauir theo dõi 10 năm sau khi bệnh khởi phát.
Với những bệnh nhân mắc hội chứng Reye cần phải tham khảo ý kiến, cẩn trọng khi kê đơn thuốc NSAID vì có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tóm lại, điều trị viêm mao mạch dị ứng bằng Tây y chủ yếu là phương pháp kiểm soát các triệu chứng, không có thuốc đặc trị bệnh.
Khang Mạch Linh – Ngăn ngừa viêm mao mạch dị ứng bằng thảo dược
Khang Mạch Linh là sản phẩm đầu tiên tinh chiết, nghiên cứu liều lượng các thảo dược đem đến giải pháp cho người mắc viêm mao mạch dị ứng.
Y học cổ truyền cho rằng cơ thể của con người là một khối thống nhất, được chi phối bằng máu huyết. Khi máu huyết khỏe mạnh, chức năng các cơ quan Gan, Thận được cải thiện, sức đề kháng được tăng cường sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, các vết xuất huyết tiêu tan.
Khang Mạch Linh mang đến đôi chân khỏe mạnh
Khang Mạch Linh được bào chế bằng các thành phần: Thương Nhĩ Tử, Xuyên Khung, Hoàng Đằng, Đương quy... đều là những dược liệu bổ huyết hàng đầu trong Đông y, kết hợp với Kim ngân hoa, Liên kiều, Xa tiền.... giúp giải độc, mát gan, thanh nhiệt. Khang Mạch Linh là sản phẩm hàng đầu dành cho bệnh nhân mắc viêm mao mạch, viêm tắc tĩnh mạch được Bộ Y tế kiểm duyệt về chất lượng.
Dưới đây là đánh giá của PGS. TS Nguyễn Duy Hưng – Tổng thư kí Hội Da liễu Việt Nam về sản phẩm Khang Mạch Linh và hiệu quả bệnh viêm mao mạch dị ứng:
Đây là câu chuyện thật về hành trình điều trị viêm mao mạch cho con gái của chị Nguyễn Thị Khuyên và sản phẩm Khang Mạch Linh: