Cảnh báo bệnh giãn tĩnh mạch chân ngày càng trẻ hóa
Suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh ngày một phổ biến, số lượng bệnh nhân ngày càng nhiều, đặc biệt là phụ nữ. Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì? Mức độ nguy hiểm của căn bệnh này đến đâu? Dưới đây là những chia sẻ thực tế sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết và biết cách phòng chống suy giãn tĩnh mạch chân.
Tin liên quan:
Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh, từ đó dẫn tới các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm... có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành (nhất là ở người già), chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu...
Suy tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chi dưới tức là chân do hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn, phức tạp và thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh phải đứng nhiều. Trên thế giới, bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm một tỉ lệ đáng kể trên số dân, trong đó 70% là nữ. Ở Việt Nam dự đoán bệnh sẽ gia tăng trong tương lai cùng với sự phát triển của nền kinh tế và những thay đổi nếp sống, nếp sinh hoạt của con người hiện đại. Suy giãn tĩnh mạch chân mạn tính thường ít nguy hiểm nhưng sẽ gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
Hình ảnh bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
“Thủ phạm” gây suy giãn tĩnh mạch chân?
Suy giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện do rất nhiều yếu tố khác nhau như:
- Do di truyền: Người trong gia đình bạn như bố, mẹ, anh chị đã từng mắc bệnh thì cũng có thể di truyền sang bạn.
- Chế độ làm việc phải ngồi hoặc đứng quá lâu: Tình trạng này về lâu dài sẽ khiến tạo áp lực cho tĩnh mạch dẫn đến bệnh.
- Phụ nữ mang thai: Khi cơ thể tăng trọng lượng lớn, áp lực thường dồn lên đôi chân, và một số chị em có thể bị phù chân khi mang thai cũng là nguy cơ gây bệnh.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Người ăn ít rau, trái cây, ăn nhiều protein, đồ chiên rán… đều có thể gây béo phì, máu nhiễm mỡ làm hình thành bệnh.
- Tác dụng phụ của thuốc: Gần đây, nghiên cứu khẳng định rằng chị em sử dụng thuốc tránh thai cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người không dùng thuốc.
Triệu chứng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Khi mới mắc bệnh, người bệnh sẽ có những dấu hiệu cơ bản sau:
- Đau chân.
- Cảm giác chân nặng nề.
- Nhức mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều.
- Chuột rút về đêm.
- Cảm giác tê chân thường xuyên.
Ở giai đoạn nặng nề hơn, bạn sẽ nhận thấy những biểu hiện nguy hiểm như:
- Chân phù nề, đặc biệt ở vùng mắt cá và bàn chân.
- Vùng da chân bất thường: thay đổi màu sắc da, nổi rõ các vết tĩnh mạch.
Thậm chí, đến giai đoạn mãn tính, người bệnh còn nhận thấy hệ tĩnh mạch bị giãn to, vùng chân viêm loét hoặc hoại tử nếu không được can thiệp kịp thời.
Biến chứng do suy giãn tĩnh mạch chân, hình thành cục máu đông
Bệnh ngày càng trẻ hóa
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở phụ nữ và người lớn tuổi - do quá trình lão hóa các cơ quan theo tuổi tác. Song hiện nay bệnh cũng đang xuất hiện nhiều ở giới trẻ, đặc biệt là ở nữ giới trong độ tuổi 35 -50, làm các công việc đòi hỏi đứng lâu, ngồi nhiều (nhân viên bán hàng, giáo viên, nhân viên văn phòng…) và đang có các triệu chứng sớm như đau, sưng, nặng chân về chiều.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể thấy những hình mạng nhện màu đỏ hoặc màu xanh ở bắp chân. Khi bệnh nặng hơn, máu bị ứ trệ ở chân nhiều hơn khiến người bệnh có cảm giác khó chịu ở chân: căng tức ở bắp chân, mỏi chân... và có các biểu hiện của hội chứng chân không nghỉ (phải rung hoặc gác chân mới có cảm giác dễ chịu). Nặng hơn nữa thì chân bị thay đổi màu sắc da, loạn dưỡng và chàm hóa da. Nhiều trường hợp bệnh không được điều trị kịp thời, chân có thể bị loét, thường là ở cổ chân.
Biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Theo các chuyên gia, nếu không sớm phát hiện để điều trị, bệnh suy giãn tĩnh mạch chân sẽ có nhiều biến chứng phức tạp, nguy hiểm.
- Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học: cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm.
- Nặng hơn bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.
- Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.
- Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Hình ảnh bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Điều trị thế nào cho hiệu quả suy giãn tĩnh mạch chân?
Hiện nay việc điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới đa phần được khuyên nên sử dụng thuốc (gồm các thành phần tự nhiên có lợi cho mao mạch) kết hợp với việc ăn uống điều độ và chăm tập thể thao nhất là đi bộ. Cùng lưu ý các thói quen sau để đảm bảo phát huy hiệu điều trị bệnh
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt
- Tích cực tập luyện thể chất
- Loại bỏ thói quen xấu trong sinh hoạt
- Sử dụng vớ y khoa phòng ngừa
Giải pháp toàn diện Khang Mạch Linh
Với thành phần cấu tạo từ tự nhiên, các dược liệu an toàn và thân thiện với người dùng, đan sâm, hoa hòe, thương nhĩ tử…có trong Khang Mạch Linh hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, giúp phòng ngừa và cải thiện suy giãn tĩnh mạch một cách hiệu quả nhất.