Bị hoại tử do viêm mao mạch phải làm gì để ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng?
Bị hoại tử do viêm mao mạch là căn bệnh phổ biến. Viêm mao mạch dị ứng nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm mao mạch hoại tử. Làm thế nào để điều trị hoại tử da do viêm mao mạch? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Nguyên nhân gây hoại tử do viêm mao mạch là gì?
Viêm mao mạch hoại tử là căn bệnh tự miễn. Rất nhiều trường hợp viêm mao mạch hoại tử là do biến chứng từ viêm mao mạch dị ứng. Bị hoại tử da chủ yếu xuất hiện ở vùng chi dưới, nhất là mặt trước của cẳng chân. Dấu hiệu nhận biết điển hình là các mảng màu tím hoặc màu đỏ nâu, nổi bờ cao, ở giữa teo nhỏ màu vàng nâu kèm theo triệu chứng giãn mạch. Ở người bệnh nặng còn có triệu chứng lở loét to, chảy máu, mủ, kèm mùi hôi thối khó chịu.
Bác sĩ chuyên khoa hiện chưa tìm được nguyên nhân chính dẫn đến viêm mao mạch hoại tử. Vì vậy, điều trị hoại tử do viêm mao mạch cũng chưa có biện pháp đặc hiệu.
Chân bị hoại tử do bệnh viêm mao mạch hoại tử
Bị hoại tử do viêm mao mạch gây hệ lụy gì?
Hoại tử do viêm mao mạch là dấu hiệu tổn thương nặng khiến người bệnh đi lại khó khăn. Nhiều người còn có thể phải nằm một chỗ do đau nhức quá độ. Ở giai đoạn bệnh nặng còn dẫn đến phải tháo khớp để bảo toàn chi.
Giải pháp nào cho người bị hoại tử do viêm mao mạch?
Đây là vấn đề khá nan giải bởi y học hiện đại chưa có phác đồ điều trị nên các loại thuốc kê đơn chủ yếu mang lại công dụng giảm các triệu chứng. Nhiều trường hợp xác định sống chung với bệnh tật đồng thời theo dõi để tránh chuyển biến xấu.
Tuy nhiên, biểu hiện hoại tử do bệnh viêm mao mạch là dấu hiệu tổn thương nặng cần phải được can thiệp gấp để ngăn chặn hoại tử lan rộng đến các vùng khác.
Y học cổ truyền cho rằng cơ thể con người là một khối thống nhất. Nguyên tắc hoạt động dựa trên sự chi phối của hệ miễn dịch, khi hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp các cơ quan còn lại hoạt động tốt. Vì vậy, thay vì kiểm soát các triệu chứng của bệnh, Đông y chú trọng tăng cường chính khí cơ thể, củng cố hệ miễn dịch làm gốc, từ đó sẽ cải thiện các dấu hiệu của bệnh viêm mao mạch hoại tử.
Y học cổ truyền có rất nhiều dược liệu quý đã được ứng dụng qua hàng nghìn bài thuốc cổ phương mang lại hiệu quả giúp tăng sức đề kháng, giảm viêm như: Kim ngân hoa, Liên kiều, Thổ phục linh, Mộc thông… kết hợp với các dược liệu thông mạch, hoạt huyết như: Đan sâm, Đương quy, Xuyên khung, Thục địa… sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm nhanh xuất huyết.
Ngoài ra, người bị hoại tử do viêm mao mạch cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để củng cố hệ miễn dịch. Một số thực phẩm nên tăng cường hàng ngày như: cam, quýt, rau xanh, hoa quả giàu vitamin C. Ngoài ra, người bệnh mắc hoại tử cũng cần chú ý không sử dụng các loại đồ uống có cồn, nước ngọt có ga, các chất kích thích như thuốc lá, xì gà….
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm mao mạch hoại tử
Tuyệt chiêu chăm sóc vết thương bị hoại tử do viêm mao mạch
Nếu bề mặt vết thương bị hoại tử do viêm mao mạch có dấu hiệu viêm loét, chảy máu, mủ, người bệnh cần chú ý:
- Vệ sinh vết thương hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn, tuyệt đối không bôi tự ý bôi bất kì loại thuốc hoặc loại lá nào lên vùng da bị bệnh nếu không có tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
- Có thể kết hợp uống thuốc giảm đau, kháng viêm theo đơn của bác sĩ để giảm bớt các triệu chứng khó chịu.
- Ăn uống lành mạnh, tránh ăn các loại hải sản, thịt chó, thịt bò, đồ nếp, da gà… để vết thương không bị mưng mủ, đau nhức.
- Có thể tham khảo các bài tập kích thích lưu thông máu xuống chi dưới theo lời khuyên của bác sĩ.
Bị hoại tử do viêm mao mạch là nỗi lo của rất nhiều bệnh nhân. Mong rằng người bệnh đã có thêm nhiều hiểu biết để giúp phòng tránh và điều trị viêm mao mạch hoại tử hiệu quả.