Viêm mao mạch hoại tử có lây không?
Rất nhiều người mắc viêm mao mạch hoại tử băn khoăn không biết căn bệnh này có lây không? Nội dung bài viết được tổng hợp theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, giúp bạn giải đáp câu hỏi phổ biến này.
Viêm mao mạch hoại tử: Đừng nhầm lẫn với đau khớp
Không ít bệnh nhân cảm thấy tình trạng căng cứng bắp chân kéo dài, đi lại khó khăn, chuột rút, khó ngủ. Nhiều bệnh nhân cho rằng những cơn đau mỏi bắp chân xuất hiện là do vận động nhiều, thậm chí thấy các triệu chứng bệnh lâu ngày không hết còn do tuổi già hoặc bệnh xương khớp. Vì vậy, nhiều người áp dụng các cách như dùng thuốc giảm đau, ngâm chân, bôi dầu cũng không thấy đỡ, làm chân loang lổ thâm tím đến khi đi thăm khám mới biết mình mắc viêm mao mạch hoại tử.
Viêm mao mạch hoại tử gây đau đớn, mất thẩm mỹ
Theo bác sĩ chuyên khoa, việc tự ý chẩn đoán bệnh, mua và dùng nhiều loại thuốc không đúng trong thời gian dài khiến không ít bệnh nhân bị hoại tử nặng phải cắt cụt chi. PGS.TS Nguyễn Duy Hưng, Tổng Thư ký Hội Da liễu Việt Nam khẳng định: “Viêm mao mạch hoại tử là bệnh thuộc hệ miễn dịch. Viêm mao mạch có 2 dạng chính là: Viêm mao mạch dị ứng và viêm mao mạch hoại tử. Riêng viêm mao mạch hoại tử thường rất dễ nhầm lẫn với đau bụng, đau khớp, biến chứng bệnh tiểu đường.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Hưng, người mắc viêm mao mạch hoại tử có thể sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm để giảm bớt các triệu chứng đau cơ, đau khớp, sốt. Một số trường hợp có thể phải dùng đến Corticoid nếu phát hiện có dấu hiệu thương tổn thận nặng. Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc điều trị viêm mao mạch hoại tử bắt buộc phải được bác sĩ tư vấn cụ thể.
Dấu hiệu và nguyên nhân gây viêm mao mạch hoại tử
Y học hiện đại vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây viêm mao mạch hoại tử là gì, do vậy chưa có bất kì loại thuốc nào có thể đặc trị bệnh này. Bệnh có thể hình thành khi hệ miễn dịch phản ứng với thay đổi thời tiết, thức ăn, nhiễm khuẩn,…. Đây là căn bệnh khá xa lạ với nhiều người khiến nhiều người chủ quan. Khi nhận thấy các dấu hiệu dưới đây, người bệnh nên sớm đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời:
- Xuất hiện các mảng da màu tím hoặc đỏ nâu, bờ nổi cao hơn bình thường.
- Trung tâm của mảng xuất huyết có màu vàng nâu.
- Kèm theo hiện tượng giãn mạch máu.
- Bệnh để lâu còn có thể gây lở loét, hình thành các vết hoại tử.
Các mảng thâm xuất huyết dày đặc trên da kèm theo đau nhức
Viêm mao mạch hoại tử khiến người bệnh đi lại khó khăn, đau nhức không yên, thậm chí nhiều người phải cắt cụt chi do tiến triển mưng mủ, chảy máu, nhiễm trùng nặng.
Viêm mao mạch hoại tử có lây không?
Viêm mao mạch hoại tử là căn bệnh hình thành do thương tổn hệ miễn dịch, không phải bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, viêm mao mạch hoại tử hoàn toàn không lây nhiễm từ người này sang người khác. Người bệnh có thể yên tâm ăn uống, sinh hoạt cùng các thành viên trong gia đình mà không lo lây bệnh cho mọi người xung quanh.
Điều trị viêm mao mạch hoại tử bằng cách nào?
Theo TS.BS Nguyễn Hồng Siêm - Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội cho rằng viêm mao mạch hoại tử chưa có thuốc đặc hiệu nên chủ yếu điều trị bằng cách làm thuyên giảm các triệu chứng gặp phải. Người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động nặng nhọc, kết hợp với:
- Bổ sung vitamin C có trong thực phẩm hoặc viên uống theo chỉ định của bác sĩ.
- Uống nhiều nước.
- Ăn uống khoa học, không ăn thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, hải sản, uống rượu bia, tăng cường bổ sung hoa quả, rau xanh.
Khi bệnh nặng hơn, người bệnh cần phải áp dụng biện pháp điều trị lâu dài để ngăn chặn các biến chứng tổn thương. Người bệnh bắt buộc phải tuân thủ theo ý kiến điều trị của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc bừa bãi, tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Theo quan điểm điều trị của Đông y, để kiểm soát viêm mao mạch cần tập trung nâng cao chính khí cơ thể, giúp Âm – Dương cân bằng, chức năng Can, Tỳ, Thận được khỏe mạnh, tự khắc hệ miễn dịch phục hồi, các triệu chứng của viêm mao mạch hoại tử cũng biến mất.