Hoại tử da do viêm mao mạch hoại tử có dấu hiệu nhận biết như thế nào?
Hoại tử da là biến chứng nghiêm trọng nhất của viêm mao mạch hoại tử. Viêm mao mạch hoại tử đang có xu hướng gia tăng, chủ yếu gây thương tổn ở dọc ống chân, bàn chân, dẫn đến thương tổn vĩnh viễn.
Hoại tử da: Biến chứng từ viêm mao mạch hoại tử
Viêm mao mạch hoại tử là căn bệnh phổ biến, thường tiến triển từ viêm mao mạch dị ứng. Bệnh gặp nhiều ở vùng chi dưới, do cấu tạo của chi dưới phức tạp, các mạch máu nằm cách xa tim, chịu nhiều tác động của trọng lượng cơ thể và các hoạt động thể chất. Bệnh lý này hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân. Giả thuyết cho rằng khi hệ miễn dịch suy yếu gặp phải các kháng nguyên sẽ dẫn đến phản ứng viêm, sưng mạch máu. Khi các mạch máu không nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết sẽ dẫn đến biểu hiện lở loét, nhiễm trùng, hoại tử da. Cụ thể, hoại tử da do viêm mao mạch hoại tử sẽ có triệu chứng nhận biết như sau:
- Vị trí thường gặp: Ở dọc ống chân hoặc bàn chân.
- Dấu hiệu điển hình: Có các mảng da màu đỏ nâu, tím đậm, bờ nổi cao hoặc các vết loét nhìn thấy rõ da thịt, mưng mủ, chảy nước vàng, đau nhức không chịu được.
- Một số yếu tố nguy cơ được xem là dị nguyên kích hoạt bệnh tự miễn như: thay đổi thời tiết, thức ăn lạ, bụi, phấn hoa…. Viêm mao mạch hoại tử thường gặp ở người trưởng thành, ít khi gặp ở trẻ em.
Hoại tử da do viêm mao mạch hoại tử chủ yếu ở bàn chân và cẳng chân
Mức độ nguy hiểm của hoại tử da do bệnh viêm mao mạch hoại tử
Viêm mao mạch hoại tử khi có các biểu hiện hoại tử da là dấu hiệu thương tổn mô tế bào bị chết, không có khả năng hồi phục. Khi hoại tử da lây lan, bệnh nhân viêm mao mạch hoại tử có thể phải lựa chọn cắt cụt chi để bảo toàn mạng sống, tránh nhiễm trùng lên các cơ quan phía trên.
Viêm mao mạch hoại tử thường bị chủ quan do nhiều người thiếu hiểu biết về căn bệnh này. Khi mắc biến chứng hoại tử da sẽ dẫn đến đau đớn tại chỗ, làm người bệnh mất khả năng lao động, thậm chí có người phải nằm bất động trong thời gian dài. Việc điều trị không đúng cách là nguyên nhân hàng đầu khiến hoại tử da lan rộng, thậm chí còn có thể dẫn đến cắt cụt chi sống thực vật.
Hoại tử da do viêm mao mạch hoại tử cần phải được điều trị tích cực để bệnh nhanh khỏi. Những trường hợp để bệnh nặng, hoại tử lan rộng, đau nhức không chịu được mới đi thăm khám thì thời gian điều trị thường kéo dài rất lâu và khả năng phục hồi cũng kém.
Bệnh nhân viêm mao mạch hoại tử bị hoại tử nghiêm trọng có lẫn máu, mủ vàng và mùi hôi
Điều trị hoại tử da do viêm mao mạch hoại tử
Viêm mao mạch hoại tử là bệnh tự miễn, hiện chưa có thuốc điều trị hoàn toàn. Điều trị theo Tây y chủ yếu mang tính chất hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng và bảo tồn chi. Nguyên nhân gây viêm mao mạch hoại tử hiện chưa được làm rõ, vì vậy điều trị cũng gặp nhiều khó khăn.
Bác sĩ Tây y thường kê các đơn thuốc bao gồm:
- Thuốc ức chế miễn dịch (Cyclosporin, Cyclophosphamid, Azathioprin…) giúp giảm viêm, ngăn chặn mức độ tiến triển của hoại tử da. Các loại thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ đến máu huyết, Gan, Thận nên thường chỉ được dùng cho các trường hợp nặng, không đáp ứng được Corticoid. Ngoài các loại thuốc ức chế miễn dịch loại uống trên, người bệnh còn có thể phải sử dụng thuốc tiêm truyền tĩnh mạch, phổ biến nhất là Immunoglobulin, thậm chí phải gạn huyết tương.
- Corticoid: Loại thuốc này giúp giảm các triệu chứng của viêm mao mạch hoại tử, nhưng tuyệt đối không nên dùng trong thời gian dài. Thuốc có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng. Đây là loại thuốc chỉ kê theo đơn nên người bệnh cần cẩn trọng dùng đúng liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sĩ.
Để ngăn chặn hoại tử da do viêm mao mạch hoại tử, người bệnh cần phải có chế độ chăm sóc vết thương hợp lý, kết hợp với thay đổi dinh dưỡng phù hợp như:
- Tiến triển bệnh có thể nặng nề hơn nếu người bệnh thường xuyên ăn các loại hải sản, đồ ăn cay, nóng, thịt chó, thịt bò… làm tăng phản ứng viêm da.
- Trong chế độ ăn uống, người bệnh nên tăng cường nhóm thực phẩm giàu tính mát như: sữa chua, nước, các loại hoa quả, rau xanh… giúp giảm tình trạng viêm và đau.
- Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá có thể dẫn đến kích thích dây thần kinh, tăng phản ứng viêm nhiều hơn.
- Không ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều muối và đường ngọt.
- Không hút thuốc lá do thành phần của khói thuốc lá làm co thắt mạch máu, khiến viêm mao mạch hoại tử gia tăng.
Với các vết loét trên da, hoại tử nhiều nên chú ý vệ sinh hàng ngày, làm giảm viêm, đau, sưng. Tất cả các loại thuốc sát khuẩn, kem bôi da trên bề mặt vết loét cần phải tham khảo kĩ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn sản phẩm tốt nhất, tránh làm tổn thương lan rộng.
Hoại tử da do viêm mao mạch hoại tử không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây nhiều di chứng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động. Người bệnh nên đi thăm khám ngay khi có các biểu hiện của viêm mao mạch hoại tử để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, hạn chế biến chứng nguy hiểm.