Cách xử lý vết thương hoại tử do bệnh viêm mao mạch: Bí quyết hay không phải ai cũng biết
Viêm mao mạch hoại tử là bệnh lý tự miễn, nhẹ thì gây mất thẩm mỹ, giảm khả năng vận động, nặng thì có thể dẫn đến lở loét, hoại tử da, đe dọa tính mạng người bệnh. Bài viết tổng hợp cách xử lý vết thương hoại tử do bệnh viêm mao mạch hoại tử, giúp tái tạo tế bào, giảm nguy cơ cắt cụt chi do nhiễm trùng.
Vết thương hoại tử do bệnh viêm mao mạch hoại tử là gì?
Hoại tử là thuật ngữ để chỉ mô tế bào bị chết, không có khả năng tái tạo. Viêm mao mạch hoại tử là bệnh lý tự miễn, có thể do tiến triển từ bệnh viêm mao mạch dị ứng gây nên. Viêm mao mạch hoại tử nhẹ gây xuất huyết dưới da, các mảng xuất huyết có màu đỏ, nâu thẫm, chủ yếu mọc dọc cẳng chân và bàn chân. Khi bệnh nặng, tại các vết xuất huyết có biểu hiện lở loét. Các vết loét có bờ cao, bên trong có dịch mủ vàng, làm người bệnh rất đau nhức. Vết loét này tiến triển thành hoại tử với các đặc điểm nhận biết như:
- Các vết loét sưng, đau khó chịu.
- Vết loét có mùi hôi tanh, hôi thối.
Hiện tượng này được xem là biến chứng nặng nhất của bệnh viêm mao mạch hoại tử. Khi hoại tử tiến triển nhiễm trùng nặng có thể khiến người bệnh sốt cao, mệt mỏi. Nhiều trường hợp phải lựa chọn cắt cụt chi để bảo toàn mạng sống.
Vết thương hoại tử ở bệnh nhân viêm mao mạch thường là dạng hoại tử ướt làm người bệnh đau nhức không yên. Người bệnh cần phải được chăm sóc và điều trị gấp để ngăn chặn hoại tử lây lan.
Hình ảnh lở loét da do viêm mao mạch hoại tử
Cách xử lý vết thương hoại tử do bệnh viêm mao mạch
Xử lý vết thương hoại tử gồm có các bước:
1. Làm sạch vết thương hoại tử
Bệnh nhân mắc viêm mao mạch hoại tử có biểu hiện lở loét, hoại tử chân cần lập tức tới bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa sử dụng các dụng cụ vô trùng loại bỏ hết vùng tế bào chết.
Nếu hoại tử quá sâu có thể phải cắt lọc chi để giảm khả năng lây lan sang các mô tế bào. Bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc gây tê để giảm đau cho bệnh nhân. Quy trình cắt lọc tế bào hoại tử thường được tiến hành như sau:
- Dùng dung dịch sát khuẩn để khử trùng các dụng cụ.
- Kéo bung phần da bị hoại tử kết hợp dùng dụng cụ cắt lọc phần hoại tử.
- Sát khuẩn vết thương.
- Băng bó vết thương bằng băng gạc vô trùng (với trường hợp lở loét nhiều và nặng, nếu loét nhẹ không nhất thiết phải băng vết thương).
Trường hợp hoại tử có thể đe dọa mạng sống cần phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần của cơ thể. Bệnh nhân cần cân nhắc trước khi thực hiện ca phẫu thuật bởi có thể sống thực vật, mất khả năng lao động hoàn toàn.
Hoại tử nhẹ không nên băng bó vết thương
2. Hướng dẫn vệ sinh vết thương hoại tử hàng ngày
Áp dụng cách xử lý vết thương hoại tử cần lặp đi lặp lại hàng ngày để đảm bảo vết hoại tử luôn sạch sẽ. Người bệnh có thể sử dụng các dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý, nước oxi già để làm sạch bề mặt vết thương hoại tử. Nếu dùng dung dịch sát khuẩn cần chú ý lựa chọn loại có khả năng kháng khuẩn rộng, không có màu sắc để dễ dàng quan sát tiến triển của vết loét.
3. Dùng thuốc
Để giảm bớt viêm và ngăn chặn nhiễm trùng nhanh, người bệnh nên dùng thuốc giảm đau và kháng viêm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, các loại thuốc này chủ yếu làm giảm các triệu chứng lở loét, sưng đỏ, đau, giảm viêm tạm thời chứ không phải là phương pháp đặc trị viêm mao mạch hoại tử hiệu quả. Dùng kháng sinh cần theo đúng chỉ dẫn về liều lượng, thời gian dùng thuốc theo gợi ý của bác sĩ chuyên khoa.
Viêm mao mạch hoại tử hiện chưa biết chính xác nguyên nhân và Tây y cũng chưa có biện pháp đặc hiệu nên nhiều người lựa chọn điều trị bệnh theo Y học cổ truyền. Viêm mao mạch hoại tử là bệnh tự miễn nên Đông y chú trọng tăng cường chính khí cơ thể, tăng hệ miễn dịch sẽ giúp máu huyết được lưu thông, các cơ quan Gan, Thận khỏe mạnh tự khắc da dẻ sẽ hồng hào, xuất huyết tiêu tan. Đây là biện pháp được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tốt, kết hợp các dược liệu lành tính, không gây tác dụng phụ.
Lưu ý khi áp dụng các cách xử lý vết thương hoại tử do bệnh viêm mao mạch
Tất cả các cách xử lý vết thương hoại tử như chăm sóc vết thương, dùng thuốc, bôi thuốc… đều cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu phát hiện thấy vết thương hoại tử lan rộng hơn, đau nhức dữ dội cần phải tới ngay bệnh viện để kiểm tra.
Người bệnh cũng nên nhớ không tự ý rắc các loại thuốc kháng sinh hoặc đắp các loại lá dân gian vào vết loét. Trong sinh hoạt hàng ngày cũng cần tránh tỳ đè vào các vết thương. Đặc biệt, chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân mắc viêm mao mạch hoại tử cũng cần tránh các thực phẩm làm gia tăng lở loét, chảy dịch như: thịt chó, hải sản, đồ chiên xào, mỡ động vật, đồ nếp, thuốc lá, bia, rượu…. Thay vào đó, người bệnh nên ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ nước, tăng cường ăn các loại quả giàu vitamin C, rau xanh để tăng sức đề kháng tự nhiên.
Bài viết đã tổng hợp các cách xử lý vết thương hoại tử do bệnh viêm mao mạch cho bạn tham khảo. Người bệnh nên phối hợp với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp ngăn chặn hoại tử lan rộng và giúp mô tế bào sớm phục hồi.