Hoại tử da do viêm mao mạch hoại tử có biểu hiện như thế nào?
Viêm mao mạch hoại tử có thể gây biến chứng lở loét, hoại tử da rất nguy hiểm. Không ít trường hợp bệnh nhân phải cắt cụt chi, sống thực vật, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Biến chứng hoại tử da do viêm mao mạch hoại tử biểu hiện như thế nào?
Đa số các trường hợp mắc viêm mao mạch hoại tử là do biến chứng từ bệnh viêm mao mạch dị ứng. Viêm mao mạch hoại tử và viêm mao mạch dị ứng đều là bệnh tự miễn, dẫn đến phản ứng viêm mạch máu. Trong đó, viêm mao mạch hoại tử thường gây nên các triệu chứng: xuất huyết, sưng đau, thậm chí dẫn đến hoại tử. Bệnh thường xảy ra ở chi dưới do cấu tạo mạch máu chân nằm xa tim và chịu áp lực của các hoạt động và trọng lượng cơ thể.
Hoại tử da do viêm mao mạch hoại tử thường có các biểu hiện:
- Trên da có các đốm màu đỏ nâu, tím đậm, bờ nổi cao.
- Có các vết loét lan rộng, chảy nước, máu mủ.
- Mùi hôi tanh hoặc hôi thối ở bề mặt vết loét.
Tiến triển hoại tử da do viêm mao mạch dị ứng có thể diễn ra nhanh chóng khiến người bệnh đau đớn ở chân, đi lại khó khăn. Nếu không được vệ sinh hàng ngày đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng phải cắt cụt chi.
Hoại tử da, viêm loét nhẹ do viêm mao mạch hoại tử
Hoại tử da do viêm mao mạch hoại tử có chữa được không?
Hoại tử là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo các tế bào và vùng cơ bị tổn thương vĩnh viễn, không có khả năng tự phục hồi. Điều trị viêm mao mạch hoại tử là điều cần thiết để phục hồi tuần hoàn máu, giúp các tế bào mới được sản sinh, ngăn chặn hoại tử da lan rộng.
Nhiều trường hợp mắc hoại tử nặng khiến người bệnh đau đớn phải nằm một chỗ. Nằm bất động lâu ngày và không có biện pháp điều trị tích cực khiến cho hoại tử da lan rộng hơn, đau nhức hơn. Trường hợp hoại tử sâu có thể bắt buộc phải chỉ định tháo khớp, cắt cụt chi để ngăn chặn hoại tử lan rộng hơn.
Viêm mao mạch hoại tử nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách thường không để lại di chứng nguy hiểm. Nhưng nếu để bệnh tiến triển nặng đến giai đoạn hoại tử da mới thăm khám và điều trị thì cơ hội phục hồi vận động chi cũng thấp hơn nhiều.
Hoại tử da nặng, nhìn thấy rõ tế bào bị tổn thương, đau nhức vì viêm mao mạch hoại tử
Điều trị hoại tử da do viêm mao mạch hoại tử như thế nào?
Viêm mao mạch hoại tử hiện chưa có thuốc Tây điều trị triệt để. Căn bệnh tự miễn này chưa xác định chính xác nguyên nhân nên việc điều trị khá khó khăn. Hiện nay, Tây y có một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng của bệnh như:
- Thuốc ức chế miễn dịch: Mang lại công dụng giảm phản ứng viêm mao mạch, ngăn chặn hoại tử lan rộng. Một số loại thuốc ức chế miễn dịch điển hình nhất thường dùng như: Cyclosporin, Azathioprin, Cyclophosphamid…. Các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ ngoài ý muốn nên bắt buộc phải điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc Corticoid: Giúp giảm các triệu chứng của viêm mao mạch hoại tử. Corticoid cũng là thuốc kê theo đơn có thể gây nên hậu quả khó lường nếu dùng trong thời gian dài. Vì vậy, người bệnh bắt buộc phải dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn.
Riêng vùng hoại tử da do viêm mao mạch hoại tử cần chú ý:
- Không tự ý bôi bất kì loại thuốc nào lên vùng da hoại tử nếu chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Giữ gìn vùng hoại tử da sạch sẽ, vệ sinh hàng ngày.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp để ngăn chặn hoại tử da lan rộng như:
- Không ăn các loại hải sản (tôm, cua, mực, cá biển…) và đồ ăn cay nóng vì nhóm thực phẩm này làm gia tăng phản ứng viêm da.
- Bổ sung các loại hoa quả, rau xanh, nhất là các loại quả có múi, giàu vitamin C như: cam, quýt, chanh, bưởi… để tăng cường sức đề kháng.
- Tăng cường nhóm thực phẩm mát như sữa chua.
- Không dùng bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích.
- Hạn chế các thực phẩm nhiều muối, nhiều đường ngọt.
Viêm mao mạch hoại tử là căn bệnh tự miễn, do phản ứng thái quá của hệ miễn dịch. Vì vậy, để điều trị bệnh tận gốc, Y học cổ truyền cho rằng cần tập trung nâng cao chính khí cơ thể, tăng cường sức đề kháng sẽ giúp tuần hoàn máu được phục hồi, vùng da bị thương tổn sớm lành lặn. Đông y có rất nhiều thảo dược giúp tăng cường lưu thông máu huyết, tăng hệ miễn dịch, giải độc, tiêu viêm như: Đan sâm, Xích thược, Hoa hòe, Xuyên khung, Thục địa, Kim ngân hoa…. Điều trị bệnh theo Đông y cần kiên trì, kết hợp với lối sống, sinh hoạt, ăn uống lành mạnh để cơ thể sớm phục hồi.
Hoại tử da do viêm mao mạch hoại tử được xem là tiến triển nặng không nên chủ quan. Khi có các triệu chứng trên da như mẩn đỏ, xuất huyết, người bệnh nên chủ động đi thăm khám và điều trị sớm để giảm thiểu biến chứng của bệnh.