Viêm động mạch Takayasu: Tăng nguy cơ đột quỵ bất ngờ
Viêm động mạch Takayasu là bệnh gây tình trạng viêm động mạch chủ, dẫn đến hẹp, tắc, phình động mạch. Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới, làm tăng nguy cơ cao huyết áp và bệnh tim mạch. Để hiểu thêm về căn bệnh này bạn đừng bỏ qua nội dung bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chung về bệnh viêm động mạch Takayasu
Viêm động mạch Takayasu là bệnh viêm động mạch chủ, ảnh hưởng đến các nhánh dẫn truyền vào động mạch phổi. Bệnh có thể gây nên tình trạng tắc, hẹp, giãn và phình động mạch dẫn đến các triệu chứng huyết áp giữa các chi không đều, đau tê chân tay, rối loạn thị lực và đột quỵ bất ngờ.
Đây là một dạng bệnh lý hiếm gặp, chủ yếu gặp ở người châu Á. Trong đó tỉ lệ nữ giới mắc bệnh gấp 8 lần nam giới, chủ yếu trong độ tuổi từ 15 – 30.
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm động mạch Takayasu
Hiện nay, nguyên nhân gây nên bệnh viêm động mạch Takayasu không rõ ràng. Giả thuyết cho rằng bệnh hình thành do phản ứng của hệ miễn dịch với các tế bào trung gian.
Viêm động mạch Takayasu chủ yếu ảnh hưởng đến khu vực động mạch đàn hồi lớn như: thân cánh tay, đầu, động mạch dưới đòn, động mạch chủ, động mạch cảnh, thận.
Bệnh nhân chủ yếu gặp phải tình trạng hẹp, tắc động mạch. Tình trạng phình động mạch có thể dẫn đến tổn thương động mạch phổi.
Xem xét mô bệnh học sẽ nhận thấy sự thay đổi cảu các tế bào đơn nhân ngoại mạch, dẫn đến tập hợp nhiều tế bào lympho và plasma hình thành xung quanh mạch máu nhỏ. Các tế bào viêm đơn nhân bị ảnh hưởng ở lớp giữa, u hạt, tế bào khổng lồ dẫn đến hoại tử hình thành ở giữa mạch máu. Hệ quả là toàn bộ động mạch bị thâm nhiễm, dẫn đến hẹp và tắc lòng động mạch.
Cấu tạo các vùng động mạch trên cơ thể
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm động mạch Takayasu
Hầu hết các bệnh nhân đều gặp phải biến chứng như:
- 50% bệnh nhân nhận thấy dấu hiệu sốt, đổ mồ hôi vào ban đêm, sút cân, mệt mỏi, đau khớp.
- Thiếu máu chi: lạnh chân, tay, đau cách hồi ở chân.
- Mất hoặc không đều động mạch tay, chân.
- Nghe thấy tiếng thổi của khu vực động mạch dưới tay, động mạch cảnh, bụng hoặc đùi.
- Lượng máu giảm ở một hoặc cả hai tay.
- Tác động đến động mạch cảnh và động mạch đốt sống dẫn tới thiếu máu não, chóng mặt, ngất, hạ huyết áp, rối loạn thị giác, thiếu máu, đột quỵ...
- Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim do hẹp lỗ ra của động mạch vành.
- Hở van động mạch chủ dẫn đến suy tim.
- Tắc nghẽn động mạch chủ có thể dẫn đến tăng huyết áp, đau đầu, đau cách hồi tay, chân.
- Tăng áp động mạch phổi nếu có dấu hiệu tổn thương động mạch phổi. Ngoài ra còn có thể gây nhồi máu phổi.
Bệnh viêm động mạch Takayasu được coi là căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim đột ngột. Vì vậy, bạn nên chú ý đến các biểu hiện để sớm thăm khám và điều trị kịp thời.
Mô phỏng viêm động mạch Takayasu
Chẩn đoán viêm động mạch Takayasu như thế nào?
Chẩn đoán bệnh cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu lâm sàng như thiếu máu các cơ quan như: chân tay thâm tím, tê chân tay. Bác sĩ có thể chẩn đoán nhờ tiếng thổi động mạch, đo huyết áp ở chân trái – phải, tay và chân không đều nhau.
Phương pháp chụp hệ động mạch chủ: Chụp CT mạch hoặc chụp cộng hưởng từ mạch giúp phát hiện thương tổn lòng động mạch, vùng động mạch tắc, nghẽn, giãn, hẹp hoặc chỗ phình mạch.
Chẩn đoán qua đo huyết áp các chi: Cần phải tiến hành đo huyết áp chính xác ở khu vực động mạch dưới đòn bị tổn thương, huyết áp toàn thân ở chân. Nếu không thể đo được huyết áp thì có thể chẩn đoán bị hẹp động mạch đùi.
Chẩn đoán qua các dấu hiệu lâm sàng như: tăng huyết áp, bệnh lý về võng mạc, siêu âm tim thấy dày thành thất trái, sút cân, sốt, mệt mỏi, chán ăn, đổ mồ hôi đêm, đau cách hồi...
Một số xét nghiệm có liên quan như: thiếu máu mạn tính, tăng tiểu cầu, tăng bạch cầu, lắng máu, CRP tăng...
Chẩn đoán cần phân biệt với một số căn bệnh dễ nhầm lẫn khác như: bệnh mô liên kết không do viêm có tính chất gia đình, nhiễm trùng mạch máu, loạn sản xơ cơ, huyết khối động mạch, viêm nguyên phát, viêm khớp dạng thấp, Hội chứng Behcet...
Viêm động mạch Takayasu có thể phát triển âm thầm nên cần phải xét nghiệm định kì để theo dõi tình hình bệnh lý và có biện pháp điều trị thích hợp.
Điều trị viêm động mạch Takayasu như thế nào?
Hiện nay, thuốc Tây y đặc trị Takayasu chưa được nghiên cứu cụ thể. Một số phương pháp dùng thuốc Tây chủ yếu để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh như sau:
- Dùng thuốc có chứa Corticosteroids: Đây là loại thuốc ức chế hệ miễn dịch cần được áp dụng trong trường hợp bệnh nặng. Prednisone là thuốc được dùng nhiều nhất, với liều lượng khoảng 1 mg/kg uống một lần/ngày duy trì trong khoảng từ 1 đến 3 tháng, sau đó tiếp tục giảm liều lượng. Một số loại như: Methotrexate, cyclophosphamide, azathioprine, mycophenolate mofetil, thuốc ức chế TNF (ví dụ infliximab) và tocilizumab: liều dùng khoảng 0,3 mg/kg một lần/tuần, tăng liều dần đến 25 mg/tuần. Mycophenolate mofetil hoặc Cyclophosphamide nhưng cần cân nhắc tùy vào thể trạng.
- Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như: aspirin 325 mg uống một lần/ngày: Dùng cho trường hợp tắc mạch liên quan đến tiểu cầu. Một số loại thuốc như tăng huyết áp, ức chế men chuyển hóa cũng có thể được kết hợp.
- Phẫu thuật: Một số biện pháp can thiệp mạch cũng được dùng trong trường hợp tắc nghẽn mạch máu do bất thường động mạch chủ, hẹp động mạch vành, phình tách động mạch chủ lớn, tăng huyết áp, thiếu máu não và không có hiệu quả khi dùng thuốc. Tùy thuộc vào thể trạng mà bác sĩ có thể tư vấn bạn phẫu thuật cắt – nối mạch hoặc thay thế gốc động mạch chủ.
Xem thêm: Bệnh Buerger - Viêm mạch huyết khối tắc nghẽn điều trị như thế nào?
Khang Mạch Linh – Đem tin vui cho người mắc bệnh lý viêm mạch máu
Khang Mạch Linh hỗ trợ điều trị bệnh lý về mạch máu
Khang Mạch Linh là sản phẩm được nghiên cứu ứng dụng từ những bài thuốc trị bệnh lý về mạch máu của Y học cổ truyền. Khang Mạch Linh được tổng hợp từ các dược liệu lấy gốc là tăng sức đề kháng, chính khí của cơ thể ngăn ngừa ngoại tà xâm nhập.
Thành phần của Khang Mạch Linh còn gồm các dược liệu hỗ trợ chức năng Tỳ, Gan, Thận Âm, thông mạch, hoạt huyết, chống xơ bì, tăng cường sức bền thành mạch, ngăn ngừa cục máu đông trong lòng tĩnh mạch.
Khang Mạch Linh là sản phẩm tâm huyết của các thầy thuốc công ty Dược phẩm Khang Linh, được Bộ Y tế kiểm duyệt đạt chất lượng GMP, an toàn tuyệt đối với người dùng.