Viêm mao mạch hoại tử có nên dùng thuốc ức chế miễn dịch không?
Viêm mao mạch là căn bệnh tự miễn đang có tỉ lệ gia tăng. Nhiều người băn khoăn không biết mắc viêm mao mạch hoại tử có nên dùng thuốc ức chế miên dịch không? Dưới đây là giải đáp của bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này.
Viêm mao mạch hoại tử: Dễ nhầm lẫn với bệnh đau khớp
Viêm mao mạch hoại tử gây nên các triệu chứng:
- Xuất huyết thành các mảng thâm tím, loang lổ ở vùng cẳng chân và bàn chân.
- Trung tâm các vết có màu vàng nâu, xung quanh có biểu hiện hoại tử mô tế bào.
- Đau ở vùng chân bệnh, có thể dẫn đến lở loét, hoại tử làm đi lại khó khăn, cản trở khả năng sinh hoạt và vận động.
Rất nhiều bệnh nhân chủ quan không đi thăm khám, cho rằng các biểu hiện trên là do bệnh lý xương khớp, hoặc biến chứng của bệnh tiểu đường, nhưng thực chất là mắc viêm mao mạch hoại tử.
Căn bệnh tự miễn này mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức nhưng bệnh gây mất thẩm mỹ, dai dẳng không dứt, thậm chí có thể dẫn đến cắt cụt chi nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Hình ảnh chân bị viêm mao mạch hoại tử
Viêm mao mạch hoại tử có nên dùng thuốc ức chế miễn dịch không?
1. Có những loại thuốc ức chế miễn dịch nào?
Hiện nay có một số loại thuốc ức chế miễn dịch được dùng nhiều trong điều trị các bệnh lý tự miễn như:
- Corticosteroids:
Đây là thuốc chỉ định dùng cho các trường hợp mắc bệnh mô liên kết, thiếu máu tan máu tự miễn, xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm đa cơ…. Loại thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sĩ, liều dùng trung bình với thuốc prednisolon là 0,5 - 1 mg/kg/ngày, trường hợp mắc bệnh nặng có thể áp dụng uống bolus methyprednisolon từ 250 mg đến 1000 mg/ngày trong 3 ngày liên tục. Khi có hiệu quả điều trị cần giảm liều dùng.
Lưu ý: Thuốc gây tác dụng phụ là tích muối và nước trong cơ thể, gây yếu cơ, teo cơ, xuất huyết tiêu hóa, loãng xương, viêm tụy, đái tháo đường, mất ngủ…. Tuyệt đối không dùng nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Cyclophosphamide:
Loại thuốc này thường được chỉ định cho những trường hợp mắc lupus ban đỏ hệ thống, thiếu máu, tan máu, u hạt Wegener….
Liều dùng chỉ áp dụng 2mg/kg/ngày, chỉ uống 1 lần duy nhất vào buổi sáng, duy trì từ 3 – 12 tháng. Khi uống cần phải kết hợp uống nhiều nước để tránh ảnh hưởng đến thận. Cyclophosphamide còn có thể thực hiện truyền tĩnh mạch cách quãng, nhất là với các trường hợp gặp biến chứng viêm cầu thận. Liều lượng tiêm truyền khoảng 0,5 g - 1g/m2 trong vòng 1 tháng, duy trì 6 tháng liên tục, sau đó giảm liều phù hợp.
Loại thuốc này gây tác dụng phụ là làm giảm bạch cầu, rụng tóc, buồn nôn và nôn nhiều, ảnh hưởng đến tim mạch, gây viêm bàng quang….
Thuốc Cyclophosphamide
- Azathioprine:
Đây là thuốc ức chế miễn dịch thường được chỉ định cho các trường hợp mắc viêm cầu thận, viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ….
Liều dùng sử dụng 1mg/kg/ngày, tăng liều 2mg - 3 mg/kg/ngày, chia 1 - 3 lần uống trong khi ăn.
Loại thuốc này gây tác dụng phụ ức chế tủy xương, làm thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, sốt, buồn nôn, đi ngoài, làm tổn thương gan… nếu dùng không đúng cách.
- Methotrexate:
Thuốc ức chế miễn dịch này thường được kê đơn cho các trường hợp mắc viêm khớp dạng thấp, bệnh lý khác có biểu hiện viêm khớp….
Liều dùng uống 5 - 10 mg/tuần vào 1 ngày nhất định trong tuần, kết hợp bổ sung acid folic 5 mg/ngày x 3 ngày trong 1 tuần sau đó để hạn chế tác dụng phụ. Nên uống với sữa hoặc uống trong khi ăn.
Methotrexate gây tác dụng phụ với Gan, Phổi, gây buồn nôn, viêm loét dạ dày…. Đây là loại thuốc cần cẩn trọng khi dùng, phải làm xét nghiệm gan, công thức máu, chống chỉ định tuyệt đối với người bị suy giảm chức năng gan.
Sau khi dùng cũng cần thực hiện xét nghiệm công thức máu, chức năng gan và hemoglobin để đề phòng biến chứng.
- Mycophenolate Mofetil:
Loại thuốc này áp dụng cho những bệnh nhân mắc viêm mạch, viêm cầu thận, lupus ban đỏ….
Liều dùng từ 1 - 3 g/ngày uống trong bữa ăn, chia làm 2 lần.
Thuốc ức chế miễn dịch này cũng gây tác dụng phụ đến hệ tiêu hóa, làm thiếu máu, nhiễm khuẩn, u hạch, thậm chí tăng nguy cơ ung thư da.
- Cyclosporine:
Cyclosporine được chỉ định cho các trường hợp mắc viêm khớp dạng thấp, mắc hội chứng thận hư, bị vảy nến, đái tháo đường typ 1….
Liều dùng chỉ định 100 - 400 mg/ngày, chia đều 2 lần uống vào các bữa ăn. Lưu ý phải uống trong giờ giấc nhất định.
Loại thuốc ức chế miễn dịch này có tác dụng phụ làm ảnh hưởng thận, gây tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, gây suy giảm chức năng gan….
Thuốc Cyclosporine
- Tacrolimus (FK506):
Thuốc ức chế miễn dịch này áp dụng cho đối tượng mắc vảy nến, viêm da cơ địa…. Người dùng cần cẩn trọng bởi làm tăng nguy cơ suy thận, ảnh hưởng thần kinh, tăng lượng đường trong máu….
- Anti - CD20 (rituximab):
Loại thuốc này được chỉ định dùng trong trường hợp bệnh nhân mắc u lympho tế bào B, viêm mạch ANCA dương tính, viêm da cơ.
Liều dùng thuốc chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn tấn kéo dài trong 4 tuần liên tiếp, dùng 375 mg/m2/tuần x 4 tuần; sau đó giảm liều trong giai đoạn duy trì.
Bệnh gây tác dụng phụ có thể gây mày đay, ngứa, phát ban, khó thở, loét da, bong da….
Như vậy các loại thuốc ức chế miễn dịch trên đều có nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chức năng Gan, Thận, hệ tiêu hóa…. Người mắc viêm mao mạch hoại tử không nên tùy tiện sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để tránh làm tiến triển bệnh nặng nề hơn.
Điều trị viêm mao mạch hoại tử như thế nào cho đúng?
Hiện nay Tây y chưa có bất kì loại thuốc nào đặc hiệu trị viêm mao mạch hoại tử. Điều trị bằng các bài thuốc của Y học cổ truyền được xem là phương pháp hữu hiệu nhất, giúp hiệu quả lâu dài, không tái phát bệnh.
Theo quan điểm của Y học cổ truyền cần tập trung nâng cao chính khí cơ thể, cân bằng Âm – Dương, giúp phục hồi chức năng Can, Tỳ, Thận kèm theo tăng sức bền thành mạch sẽ giúp máu huyết lưu thông, miễn dịch khỏe mạnh thì bệnh tật cũng tiêu tan.
Ngoài ra, người bệnh nên duy trì một số thói quen tốt hàng ngày như:
- Nghỉ ngơi nhiều, khi ngủ nên kê cao chân.
- Uống vitamin C hoặc bổ sung các loại quả giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi….
- Uống nhiều nước.
- Không ăn các thực phẩm như thịt chó, hải sản, thịt bò làm bệnh tiến triển nặng hơn.
- Không uống rượu bia, hút thuốc lá.
Viêm mao mạch hoại tử không nên sử dụng thuốc ức chế miễn dịch nếu chưa được bác sĩ chuyên khoa tư vấn bởi các loại thuốc này gây nhiều tác dụng phụ nguy hại đến sức khỏe. Người bệnh nên đi thăm khám thường xuyên để đề được bác sĩ hỗ trợ, đề phòng biến chứng.