Viêm mao mạch hoại tử có tính chất di truyền không?
Viêm mao mạch hoại tử khiến người bệnh đau nhức, vận động khó khăn. Không ít bệnh nhân băn khoăn viêm mao mạch hoại tử có tính chất di truyền không? Bài viết là giải đáp của bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này.
Cơ chế hình thành bệnh viêm mao mạch hoại tử
Nghiên cứu cho rằng hầu hết các bệnh nhân mắc viêm mao mạch hoại tử là do tiến triển của bệnh viêm mao mạch dị ứng gây nên. Bệnh lý này hình thành do phản ứng của viêm mạch máu, dẫn đến tổn thương mao mạch, sưng đau, thậm chí hoại tử mao mạch.
Viêm mao mạch dị ứng thường gây nên các vết phát ban, mẩn đỏ kèm theo các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, thậm chí gây biến chứng đau khớp, viêm cầu thận. Viêm mao mạch dị ứng không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm mao mạch hoại tử. Khi các mao mạch không nhận đủ máu huyết lưu thông sẽ dẫn đến xuất hiện các mảng da màu nâu đỏ hoặc tím thẫm, có bờ nổi cao.
Người bệnh chủ yếu bị viêm mao mạch hoại tử ở chi dưới, do hệ thống mao mạch chi dưới cấu tạo nằm cách xa tim, chịu nhiều áp lực của trọng lượng cơ thể.
Đôi chân bệnh nhân mắc viêm mao mạch hoại tử
Viêm mao mạch hoại tử gây hại như thế nào?
Dấu hiệu hoại tử hình thành khi các tế bào bị thương tổn vĩnh viễn, dẫn đến không có khả năng hồi phục. Điều trị cần phải lâu dài để cơ thể đào thải hoàn toàn các tế bào chết giúp phục hồi các tế bào mới thì mới hết bệnh.
Viêm mao mạch hoại tử cần phải đi thăm khám sớm để tránh các di chứng như: làm đi lại khó khăn, vận động kém, nhiều bệnh nhân còn phải nằm yên bất động do quá đau và chân hoại tử. Không ít bệnh nhân còn đau đớn dẫn đến viêm loét, hoại tử nặng.
Khi ít đi lại, vận động khó khăn còn làm gia tăng triệu chứng đau nhức xương khớp, làm các cơ quan khác bị ảnh hưởng. Nếu hoại tử, nhiễm trùng nặng có thể phải tháo khớp để bảo tồn các cơ quan khác.
Viêm mao mạch hoại tử cần được điều trị đúng cách kết hợp chăm sóc, ăn uống, sinh hoạt phù hợp để ngăn chặn tái phát.
Viêm mao mạch hoại tử có thể gây lở loét, hoại tử
Viêm mao mạch hoại tử có tính chất di truyền không?
Viêm mao mạch hoại tử là bệnh lý do thương tổn hệ miễn dịch nên không có tính chất di truyền. Bệnh lý này xuất phát từ sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch, dẫn đến phản ứng bất thường khi gặp các kháng nguyên, kháng thể.
Nghiên cứu khẳng định viêm mao mạch hoại tử không có tính chất di truyền, cũng không có khả năng lây lan từ người sang người.
Gợi ý phương pháp điều trị viêm mao mạch hoại tử hiệu quả nhất
Điều trị viêm mao mạch hoại tử hiện nay có 2 hướng là sử dụng các loại thuốc Tây y hoặc chữa trị theo quan điểm của Y học cổ truyền như sau:
- Điều trị theo Tây y:
Viêm mao mạch hoại tử không có thuốc Tây y đặc hiệu. Phác đồ điều trị chủ yếu mang lại hiệu quả giảm đau, giảm viêm, bảo tồn chi. Bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân các loại thuốc như:
+ Corticoid: Loại thuốc giúp ngăn chặn hoại tử nhưng chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh tiên lượng nặng. Đây là thuốc ức chế miễn dịch nặng nhất chỉ dùng cho những bệnh nhân có biến chứng đặc biệt, không được phép dùng lâu dài.
+ Thuốc ức chế miễn dịch: Các loại thuốc này giúp giảm phản ứng viêm, ngăn chặn mức lan rộng của hoại tử. Thuốc kê theo đơn và chỉ dùng đúng liều lượng của bác sĩ chuyên khoa để tránh tác dụng phụ đến mạch máu. Một số loại thuốc ức chế miễn dịch thường dùng là: Cyclophosphamid, Azathioprin, Cyclosporin…. Thuốc ức chế miễn dịch chia làm 2 loại là đường tiêm hoặc đường uống.
- Điều trị bằng các thảo dược Đông y:
Quan điểm của Y học cổ truyền trong điều trị viêm mao mạch hoại tử cần tăng cường chính khí cơ thể, giúp mạch máu lưu thông đến các cơ quan mới có thể củng cố chức năng Gan, Thận, làm mao mạch phục hồi tổn thương.
Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc, vị thuốc giúp tăng cường lưu thông máu huyết, tăng sức đề kháng, củng cố thành mạch, sẽ giúp loại bỏ các vết hoại tử trên da. Đây là phương pháp điều trị viêm mao mạch hoại tử tận gốc, giúp giảm nhanh các triệu chứng và ngăn chặn bệnh tái phát được rất nhiều người tin tưởng chọn lựa.
Có rất nhiều dược liệu Đông y trị viêm mao mạch hoại tử
- Một số biện pháp kết hợp:
+ Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Để giảm bớt khó chịu, hoại tử không nên ăn các loại hải sản như cua, mực, tôm hoặc thịt bò, thịt chó… làm hoại tử nặng hơn, viêm loét nhiều hơn.
+ Uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả, rau xanh giàu vitamin. Bạn nên tăng cường ăn nhiều cam, quýt, măng cụt….
+ Ăn nhiều thực phẩm có tính mát như sữa chua.
+ Không uống nước ngọt có ga, bia, rượu gây kích thích thần kinh và làm thương tổn mạch máu.
+ Tuyệt đối không hút thuốc lá.
Như vậy, viêm mao mạch hoại tử không có tính chất di truyền, không có khả năng lây lan từ người sang người. Nếu bạn đang có các vết xuất huyết hoặc bầm trên da nên đi thăm khám để được điều trị sớm.