Viêm mao mạch hoại tử và bí quyết chăm sóc đôi chân không phải ai cũng biết
Viêm mao mạch hoại tử gây biến chứng lở loét, hoại tử chân. Làm thế nào để chăm sóc đôi chân hoại tử tốt nhất? Dưới đây là tổng hợp những kinh nghiệm để giảm bớt thương tổn chân dành cho bạn.
Viêm mao mạch hoại tử gây tổn thương chân như thế nào?
Viêm mao mạch hoại tử là bệnh lý tự miễn, đang có xu hướng ngày càng tăng cao. Một số bệnh nhân mắc viêm mao mạch hoại tử do điều trị bệnh viêm mao mạch dị ứng không đúng cách hoặc cũng có thể do thương tổn hệ miễn dịch dẫn đến tự phát các vết màu đỏ nâu, tím thẫm dưới da, bờ nổi cao.
Người mắc viêm mao mạch hoại tử nặng có biểu hiện mọc nốt nhiều ở cổ chân lan rộng xuống bàn chân. Bệnh có tính chất đối xứng nên thường xảy ra ở cả hai bên ống chân. Nhiều người còn biến chứng lở loét, hoại tử, nhiễm trùng chi dẫn đến phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng.
Chăm sóc đôi chân cho người mắc viêm mao mạch hoại tử là vấn đề được rất nhiều người quan tâm để giữ cho đôi chân khỏe, tránh nhiễm trùng, đoạn chi.
Hình ảnh đôi chân bị viêm mao mạch hoại tử
Bí quyết chăm sóc chân cho người mắc viêm mao mạch hoại tử
Ngoài việc thường xuyên thăm khám và sử dụng thuốc điều trị phù hợp, người bệnh cần duy trì một số thói quen dưới đây để ngăn chặn hoại tử lan rộng:
- Vệ sinh chân cẩn thận: Người bệnh chỉ nên rửa xung quanh các vết hoại tử, ngón chân bằng nước sạch, không nên sử dụng các dung dịch sát khuẩn, tẩy rửa nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sau khi rửa chân, nên thấm khô bằng khăn sạch.
- Cách xử lý các vết loét ở chân: Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sát khuẩn bằng oxi già, hay nước muối, thuốc mỡ nếu không có chỉ định.
- Không băng bó bằng các loại gạc hoặc băng hydroclorid để vết loét thông thoáng sẽ giảm bớt cơn đau và giảm nguy cơ nhiễm trùng rộng.
- Một số trường hợp bệnh nặng, có biểu hiện nhiễm trùng có thể được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh để giảm bớt sưng, đau. Người bệnh không nên tự ý sử dụng bột, thuốc rắc lên vết loét khiến việc điều trị phức tạp hơn.
- Tuyệt đối không đắp các loại lá dân gian lên vết thương.
Không băng bó lên các vết thương tránh nhiễm trùng hoại tử nặng
Xây dựng thói quen tốt giúp giảm triệu chứng viêm mao mạch hoại tử
Viêm mao mạch hoại tử khiến người bệnh đau nhức, vận động khó khăn. Dưới đây là một số cách đơn giản giúp giảm áp lực đến chân, kích thích tuần hoàn máu để giảm bớt triệu chứng đau đớn của viêm mao mạch hoại tử:
- Dùng dép đế bằng thay thế cho giày cao gót.
- Không ngồi hoặc đứng lâu làm giảm lưu lượng máu đến chân.
- Không ngồi bắt chéo chân hoặc ngồi xổm, ngồi sai tư thế.
- Nếu phải di chuyển trên máy bay hoặc đi xe đường dài, người bệnh nên đứng dậy đi lại, thay đổi tư thế nhiều lần để thúc đẩy máu lưu thông tốt.
- Nên kê cao chân khi ngồi hoặc nằm để máu lưu thông tốt hơn.
- Tránh xông hơi hoặc để chân tiếp xúc với nhiệt độ cao làm tăng nguy cơ hoại tử, mưng mủ.
Xây dựng chế độ ăn uống ngăn chặn viêm mao mạch hoại tử lan rộng
Chế độ dinh dưỡng có tác động rất lớn đến bệnh viêm mao mạch hoại tử. Do bệnh lý này là kết quả của thương tổn hệ miễn dịch nên trong chế độ ăn uống cần chú trọng các thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, không ăn các thực phẩm có hại cho thành mạch sẽ giúp giảm bớt hoại tử. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
- Uống ít nhất mỗi ngày 2 lít nước để cơ thể đào thải các độc tố.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đặc biệt là các loại quả giàu vitamin C như: ổi, cam, quýt, bưởi, dâu tây….
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ có trong các loại rau, củ, quả.
- Bổ sung các loại hạt giàu Magie giúp giảm bớt cường độ đau.
- Không ăn thực phẩm nhiều đạm như hải sản, thịt chó, thịt bò làm các vết loét, hoại tử nghiêm trọng hơn.
- Nên ăn các thực phẩm có tính mát như sữa chua, dâu tây….
- Không hút thuốc lá, uống nước ngọt có ga hay uống rượu bia rất có hại cho sức khỏe.
Trên đây là tổng hợp những bí quyết chăm sóc đôi chân cho người mắc viêm mao mạch hoại tử tham khảo. Hi vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích để sớm tìm lại đôi chân khỏe.