Cụt chân vì thiếu máu chi dưới: Làm thế nào để ngăn chặn?
Thiếu máu chi dưới là căn bệnh thường gặp người người cao tuổi, người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp,…. Tuy nhiên, đây là căn bệnh thường bị bỏ qua ở giai đoạn sớm, dẫn đến chẩn đoán khi đã muộn, gây nhiều biến chứng. Trong đó, cắt cụt chi là biến chứng nguy hiểm nhất dẫn đến tàn phế.
Cắt cụt chi vì hoại tử do phát hiện thiếu máu chi dưới muộn
Thiếu máu chi dưới là căn bệnh diễn biến rất âm thầm trong thời gian dài. Giai đoạn đầu, thiếu máu chi dưới hầu như không để lại dấu hiệu nhận biết. Bệnh càng nặng càng nhận biết các triệu chứng rõ rệt như:
- Sưng đỏ.
- Đau chân.
- Lạnh buốt lan rộng chân và gan bàn chân.
Tuy nhiên, các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với biến chứng của bệnh đái tháo đường, bệnh xương khớp. Chẩn đoán bệnh không đúng khiến điều trị sai và gây tổn thương mạch máu nghiêm trọng hơn với các dấu hiệu điển hình như:
- Da châm nhợt nhạt hoặc tím ngắt.
- Loét chân.
- Hoại tử chân.
Khi biến chứng hoại tử không thể cứu vãn, người bệnh có thể phải đối diện với nguy cơ cắt cụt chi. Nguyên nhân là do phát triển của xơ vữa trong tuyến động mạch dẫn đến hẹp và tắc dần mạch máu.
Biến chứng hoại tử ngón chân do thiếu máu chi dưới ngày càng gia tăng
Theo bác sĩ chuyên khoa, bắt đầu từ độ tuổi 30, các mảng xơ vữa bắt đầu hình thành trong cơ thể và tiến triển theo cách riêng biệt của từng người. Từ 60 tuổi trở đi, các mảng xơ vữa lớn mạnh khiến máu huyết không được lưu thông, tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm hơn. Cùng với các yếu tố nguy cơ như: Rối loạn chuyển hóa mỡ, đái tháo đường, béo phì, hút thuốc lá, xơ vữa động mạch sẽ tiếp tục phát triển, dẫn đến thiếu máu chi nghiêm trọng.
Dấu hiệu đau cách hồi là biểu hiện điển hình nhất của thiếu máu chi dưới. Người bệnh cảm thấy đau, căng, và co cứng ở bắp chân, đùi hoặc mông khi đi bộ, khiến bắt buộc phải ngừng lại và nghỉ một chút trước khi có thể tiếp tục đi bình thường. Người bệnh cần chú ý phân biệt:
- Đau do thiếu máu chi dưới thường xảy ra ở đầu ngón chân, gan bàn chân, mu bàn chân.
- Đau khớp xảy ra ở các khớp xương.
Mức độ đau do thiếu máu sẽ tăng dần lên, khiến người bệnh không đi lại và nghỉ ngơi vẫn cảm thấy đau. Cuối cùng cơn đau sẽ kèm theo hoại tử chi dưới, từ các ngón chân và lan dần lên phía trên. Tình trạng hoại tử gồm có 2 loại:
- Hoại tử khô: Đầu ngón chân đen và khô lại.
- Hoại tử ướt: Lở loét ở đầu ngón chân, kéo theo màu tím đen, chảy máu mủ, mùi thối.
Mức độ hoại tử càng nặng, nguy cơ phải thực hiện amputasi (cắt cụt) càng cao để ngăn chặn nguy cơ tử vong do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc.
Hoại tử khô gây tím đen các ngón chân vì không nhận được máu huyết nuôi dưỡng
Điều trị thiếu máu chi dưới do viêm tắc động mạch
Hiện nay, có hai phương pháp chính được sử dụng để mở thông mạch chậu - chi dưới trong điều trị thiếu máu chi dưới do hẹp, tắc động mạch chậu và đùi bao gồm: Phương pháp can thiệp mạch qua da bằng ống thông (can thiệp mạch) và phẫu thuật cầu nối động mạch. Lựa chọn phương pháp can thiệp hoặc phẫu thuật phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và khả năng của từng trung tâm điều trị.
Phương pháp can thiệp mạch mang nhiều lợi ích so với phẫu thuật, bao gồm khả năng điều trị cho hầu hết bệnh nhân bị hẹp tắc động mạch ở chậu, đùi, và cả các trường hợp tổn thương mạch nhỏ ở cẳng chân và bàn chân. Phương pháp này cũng cho phép thực hiện mở thông tắc động mạch từ một lỗ chọc kim duy nhất cùng bên hoặc bên đối diện, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn sau can thiệp, có thời gian phục hồi nhanh chóng, và bệnh nhân có thể ngồi dậy và đi lại sau 24 giờ can thiệp.
Khi mạch được mở thông, các triệu chứng đau, mỏi chân khi đi bộ và đau khi nghỉ do thiếu máu sẽ giảm nhanh chóng và hoàn toàn biến mất. Các vết loét và tổn thương do thiếu máu cũng có cơ hội để lành nhanh chóng. Tuy nhiên, với những trường hợp tổn thương nặng, không thể phục hồi, thì việc cắt bỏ vẫn là tùy chọn không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa cũng cảnh báo rằng, việc mở thông động mạch chậu - chi dưới không có nghĩa là bệnh đã được chữa khỏi hoàn toàn. Động mạch vẫn có thể bị hẹp hoặc tắc trở lại, hoặc có thể xảy ra tổn thương mới. Do đó, quá trình điều trị cần được duy trì bằng cách sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị, đồng thời kiểm soát các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu và thay đổi lối sống như bỏ thuốc lá và các chất kích thích, kiêng mỡ và thực phẩm từ động vật, tăng cường hoạt động thể lực dần dần.
Bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên sớm đi thăm khám ngay từ khi có triệu chứng đau cách hồi, không nên tự ý điều trị. Khi bệnh nhẹ có thể sử dụng các loại thuốc hoạt huyết, thông mạch nhưng đúng liều lượng của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, những người có bệnh lý nền như cao huyết áp, đái tháo đường cũng cần được điều trị bằng thuốc để ngăn chặn bệnh tiến triển.