Bị hoại tử da do biến chứng của bệnh tiểu đường có biểu hiện gì? Người bệnh nên làm gì?
Bệnh tiểu đường dẫn đến thương tổn hệ thần kinh ngoại biên và bệnh mạch máu ngoại vi gây biến chứng bị hoại tử da chủ yếu xảy ra ở bàn chân. Cụ thể, dấu hiệu bị hoại tử da là gì, có khỏi được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi.
Vì sao tỉ lệ bệnh nhân bị hoại tử da đang ngày càng tăng cao?
Với người khỏe mạnh, những vết thương ở bàn chân có thể lành lặn sau vài ngày. Nhưng với những bệnh nhân đái tháo đường, vết thương dù rất nhỏ ở bàn chân cũng rất lâu lành, thường kéo dài vài tuần hoặc vài tháng.
Vết thương lâu lành khi có vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng. Vết loét có thể lan rộng ra, làm các mô tế bào bị nhiễm khuẩn chết đi, dẫn đến hoại tử. Không ít người mắc bệnh tiểu đường phải cắt cụt chi, sống thực vật do hoại tử chân.
Tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường đang ngày càng tăng cao. Thiếu hiểu biết về bệnh lý, kết hợp với chăm sóc các vết thương không đúng cách khiến hoại tử chân cũng chiếm tỉ lệ lớn. Nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường là do:
- Tổn thương dây thần kinh ngoại biên:
Ước tính khoảng 75% bệnh nhân đái tháo đường phải đối mặt với biến chứng tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Lượng đường huyết trong máu tăng cao làm bệnh nhân làm cảm giác cơn đau hoặc nhiệt độ nóng lạnh kém đi. Điều này khiến tổn thương ở chân thường khó nhận biết hoặc biết khi quá muộn dẫn đến loét nhiều, hoại tử.
Tổn thương dây thần kinh ngoại biên còn khiến các chi giảm tiết mồ hôi, thay đổi màu sắc da, làm da mất đi độ đàn hồi vốn có. Da chân, tay của người bệnh thường bị khô, nứt nẻ, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Lở loét gan bàn chân do biến chứng bệnh tiểu đường
- Do biến chứng bệnh mạch máu ngoại biên:
Bệnh mạch máu ngoại biên còn được gọi là bệnh mạch máu ngoại vi, là tên gọi chung cho các bệnh lý liên quan đến động mạch, có cấu tạo nằm cách xa chân. Ước tính có khoảng 30% bệnh nhân đái tháo đường bị hoại tử da có liên quan đến biến chứng bệnh mạch máu ngoại vi.
Người mắc đái tháo đường thường dẫn đến xơ vữa động mạch, làm tăng các mảng huyết khối và xơ vữa, dẫn đến nghẽn mạch máu ngoại biên, làm tổn thương động mạch dẫn máu đến các chi. Vì vậy, các vết loét ở người mắc bệnh đái tháo đường thường rất lâu lành, điều trị khó khăn.
Bị hoại tử da ở bệnh nhân đái tháo đường: Nguy cơ cắt cụt chi cao
Biến chứng bàn chân ở người mắc bệnh tiểu đường ban đầu chỉ là da khô, bong tróc, nứt nẻ và những thương tổn ở da rất lâu lành. Sau đó, chân dần chai sạn, rồi hình thành các vết nứt, loét da. Ở người mắc bệnh tiểu đường, các tổn thương ở chân thường rất khó nhận biết do dây thần kinh giao cảm bị ảnh hưởng. Điều này khiến đa số bệnh nhân phát hiện các vết viêm loét muộn và đã có biến chứng nghiêm trọng.
Bị hoại tử da ở chân là biến chứng nguy hiểm nhất, hình thành khi các vết loét bị nhiễm trùng và không được can thiệp đúng cách. Khi thương tổn này lớn lên đồng thời lượng đường huyết gia tăng càng khiến cho chi không nhận đủ máu huyết nuôi dưỡng, dẫn đến hoại tử chân.
Không nên tự ý đắp bất kì loại thuốc gì nếu không có ý kiến của bác sĩ để tránh hoại tử nặng
Cách xử lí khi bị hoại tử da do bệnh đái tháo đường
Khi phát hiện các vết viêm loét, hoại tử do bệnh đái tháo đường, người bệnh cần nên tuân thủ một số thói quen sau:
- Kiểm soát lượng đường huyết bằng thuốc và chế độ ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh để lượng đường huyết tăng cao.
- Vệ sinh và kiểm tra chân mỗi ngày để hạn chế tối đa các vết sạn, chai, rộp và kịp thời phát hiện những dấu hiệu căng chân, đỏ chân, nóng, đau chân.
- Vệ sinh chân bằng dung dịch sát khuẩn theo gợi ý của bác sĩ.
- Tránh để các vật nhọn làm tổn thương chân, không chườm nóng hoặc ngâm chân nước nóng vì sẽ làm hoại tử lan rộng hơn.
Chữa hoại tử da ở chân do bệnh đái tháo đường cần phải kết hợp điều trị bệnh lý nền triệt để. Người bệnh cần phải thăm khám định kì, kiểm tra chỉ số mỡ máu, đường huyết thường xuyên. Đồng thời, khi nhận thấy các dấu hiệu ngứa, đau cách hồi, vết loét lan rộng nên tới cơ sở y tế để được điều trị tốt nhất, ngăn chặn sớm nguy cơ đoạn chi.