Vết thương bị hoại tử có dấu hiệu gì?
Vết thương bị hoại tử có thể biến chứng nhiễm trùng máu. Nhận biết sớm các dấu hiệu vết thương bị hoại tử là điều cần thiết để xử lí kịp thời, ngăn chặn biến chứng tai hại.
Vết thương bị hoại tử là gì?
Tình trạng nhiễm trùng vết thương có thể xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào da. Biến chứng nhiễm trùng có thể lan rộng từ tại chỗ đến toàn thân. Hoại tử là dấu hiệu mô tế bào bị chết không có khả năng phục hồi. Hoại tử gây đau nhức, khó chịu, cản trở sinh hoạt, công việc.
Tình trạng vết thương bị hoại tử có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào trên cơ thể nhưng nhiều nhất là ở chi dưới khiến không ít người phải cắt cụt chi để bảo toàn mạng sống.
5 dấu hiệu nhận biết vết thương bị hoại tử
Với các vết thương hở cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu hoại tử như sau:
- Vết thương có dấu hiệu chảy dịch màu xanh lá cây hoặc màu vàng, có mủ hoặc lẫn máu.
- Bề mặt vết thương có mùi hôi tanh, hoại tử nặng gây mùi hôi thối.
- Vết thương sưng đỏ, đau.
- Sốt.
- Biến đổi màu sắc da xung quanh vết thương, có thể chuyển sang màu xanh, tím.
Khi nhận thấy bất kì dấu hiệu nào, người bệnh nên tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp nhất.
Hoại tử chân do viêm mao mạch hoại tử
Nguyên nhân nào dẫn đến vết thương bị hoại tử?
Vết thương bị hoại tử hầu hết do vi khuẩn xâm nhập. Trong đó, một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng quen thuộc như: staphylococci, Staphylococcus aureus.
Các loại bệnh lý làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương bao gồm:
- Máu huyết lưu thông kém, thường gặp ở bệnh nhân mắc viêm tắc mạch máu, huyết khối tĩnh mạch, viêm tắc động mạch
- Bệnh tiểu đường, béo phì, thừa cân.
- Hệ miễn dịch suy giảm như: viêm mao mạch hoại tử.
Hoại tử chân do viêm tắc mạch máu
Chẩn đoán và điều trị vết thương bị hoại tử
Khi thăm khám bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm hỏi về tiền sử bệnh lý, kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng, đồng thời yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân và chẩn đoán mức độ nhiễm trùng.
- Chụp X – Quang hoặc CT mạch máu để phát hiện bệnh lý về mạch máu hoặc các dị vật trong lòng vết thương.
- Thực hiện thí nghiệm nuôi cấy vi khuẩn trên mẫu dịch, hoặc lấy mô từ vết thương để tìm ra vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Việc đầu tiên là cần xử lý vết thương bị hoại tử, tùy thuộc vào các mức độ nặng, nhẹ của bệnh. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện các thao tác loại bỏ tế bào nhiễm trùng bằng các dụng cụ vô trùng, sau đó có thể kết hợp một số phương pháp như:
- Dùng thuốc kháng sinh để giảm đau, giảm viêm.
- Phương pháp hút chân không giúp các vết thương mau lành.
- Áp dụng liệu pháp oxy Hyperbaric (HBO) giúp tăng oxi đến với các mô, làm cho vết thương nhanh được phục hồi.
- Phẫu thuật đoạn chi với các trường hợp nhiễm trùng mô quá nặng.
Riêng với những đối tượng mắc bệnh lý nền như đái tháo đường, bệnh viêm mạch máu… cần phải được điều trị kết hợp bằng thuốc để kiểm soát mức độ bệnh.
Lưu ý về chế độ sinh hoạt khi bị hoại tử da
Người bệnh cần chú ý:
- Cách chăm sóc vết thương: Cần chú ý luôn giữ vết thương khô ráo, sạch sẽ, không nên bôi bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ để tránh nhiễm trùng lan rộng.
- Bổ sung các thực phẩm lành mạnh như các loại rau củ, trái cây, đậu, thịt nạc, cá, sản phẩm từ sữa tách béo, ngũ cốc….
- Nhóm thực phẩm người hoại tử không nên ăn như: thịt bò, thịt gà, thịt chó, hải sản, đồ nếp… làm vết thương đau và mưng mủ nhiều.
- Không hút thuốc lá vì khói thuốc có Nicotin làm cho mạch máu bị co thắt khiến lưu thông máu kém, các vết thương càng lâu lành.
Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về vết thương bị hoại tử có thể liên hệ thêm với bác sĩ chuyên khoa qua hotline: 0982.91.55.53 để được tư vấn.