Cách chữa hoại tử theo Y học cổ truyền có hiệu quả như lời đồn?
Không ít bệnh nhân hoại tử mất khả năng lao động vì các vết lở loét lan rộng, mùi hôi thối, đau nhức không chịu được. Điều trị hoại tử theo Y học cổ truyền là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp kiến thức về cách chữa hoại tử theo Y học cổ truyền cho bạn tham khảo.
Quan điểm về hoại tử theo lý luận của Y học cổ truyền
Y học cổ truyền cho rằng cơ bì bị thương tổn có thể do ngoại tà xâm nhập, dẫn đến kinh lạc ứ trệ, huyết mạch không thông làm cho vùng chi bị ứ huyết, sưng đỏ, nóng, đau chân. Ứ huyết lâu ngày sẽ khiến lở loét hình thành. Khi vết thương hở có khả năng bị nhiễm khuẩn, y học cổ truyền gọi là nhiễm phải tà độc. Tà độc xâm nhập sẽ dẫn đến xương thịt thối rữa, dẫn đến mưng mủ, chảy nước, lâu ngày có thể phải đoạn chi để bảo toàn tính mạng.
Hoại tử chân, lở loét đau đớn do viêm tắc động mạch
Cách chữa hoại tử theo Y học cổ truyền
1. Cách chữa hoại tử ở bề mặt vết thương
Người bệnh có thể dùng các loại thuốc rắc, rửa vào bề mặt vết thương. Lương y cần chú ý chích rạch vết thương, loại bỏ phần hoại tử trước khi đắp thuốc. Ngoài ra, có thể kết hợp châm cứu để giảm bớt đau nhức.
Nhiều dược liệu Đông y có công dụng chống viêm, diệt khuẩn, ngăn chặn nhiễm trùng ở vết thương. Không ít dược liệu còn có tác dụng khử mùi hôi, đào thải tà độc, giúp kích thích mô tế bào phát triển, làm vết thương mau lành.
Một số dược liệu có thể dùng đắp lên vết thương mang lại hiệu quả như: rau má, cây bạch đồng nữ, mỏ quạ, cỏ lào… có thể dùng để đun rửa vết thương hoặc đợi cô đặc rồi tẩm gạc đắp lên bề mặt vế thương. Đây là cách chữa hoại tử bằng cây lá dân gian đơn giản nhưng khi dùng cần phải theo dõi, tránh để nhiễm khuẩn.
Người bệnh có thể tham khảo thêm các công thức nấu dược liệu thành cao, tán bột để rắc lên bề mặt vết loét dưới đây:
- Cao sinh cơ bao gồm các dược liệu:
Bạch yến 10g Nhũ hương 10g
Nghệ khô 8g Tóc rối (đốt tồn tính) 8g
Qui vĩ 10g Hoàng liên 4g
Bạch cập 10g Phòng phong 8g
Bạch chỉ 16g Một dược 8g
Dầu mè.
- Cao thống nhất gồm các thảo dược:
Bột cúc tần 8 phần Quế chi 1/6 phần
Sáp ong 2 phần Ngải cứu 4 phần
Đại hồi 1/8 phần Dầu mè
- Bột song bá tán gồm các vị: Đại hoàng, Trạch lan, Hoàng bá, Trắc bá diệp liều lượng bằng nhau, đem tán thành bột mịn rắc lên vết thương.
- Bột tử hoàng tán gồm các dược liệu: Hoàng bá, Hoàng cầm, Đại hoàng liều, Hoàng liên liều lượng bằng nhau, tán thành bột rắc lên bề mặt vết loét.
Lưu ý khi áp dụng cách chữa hoại tử bằng thảo dược tự nhiên:
- Các vết loét hoại tử lớn cần chích rạch, loại bỏ mô tế bào bị hoại tử trước, sau đó tiếp tục dùng thuốc để bôi và rắc lên vết thương.
- Vết thương hết nhiễm khuẩn có thể tự liền miệng.
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng các bài thuốc trên.
2. Bài thuốc điều trị toàn thân
Áp dụng cách chữa hoại tử bằng bài thuốc Đông y cho những vết thương hoại tử lớn, có dấu hiệu sưng đỏ, chảy máu, mủ, đau đớn. Với trường hợp này cần sử dụng các bài thuốc hoạt huyết hóa ứ, tán ứ như sau:
- Bài thuốc Tiêu sang ẩm:
Bối mẫu 10g Qui vĩ 15g
Tạo giác thích 15g Xích thược 12g
Cam thảo 6g Nhũ hương 4g
Bạch chỉ 10g Xuyên sơn giác 4g
Kim ngân 20g
Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần.
- Bài thuốc Long đởm tả can thang giúp trị vết thương hoại tử có dịch mủ, mùi hôi:
Long đởm thảo (rượu sao) 12g Hoàng cầm 8g
Trạch tả 8g Mộc thông 8g
Đương quy (rượu sao) 8g Cam thảo 2g
Chi tử (rượu sao) 12g Xa tiền tử 6g
Sài hồ 8g Sinh địa hoàng 8g
Cách dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 2 lần.
- Bài thuốc Thấu nùng tán giúp bổ khí, hoạt huyết, trị nhọt có mủ:
Sơn giáp 4-12g Tạo giác thích 12-20g
Sinh hoàng kỳ 12-20g Xuyên khung 8-12g
Đương quy 12g
- Bài thuốc Ngũ vị tiêu độc ẩm trị nhiễm khuẩn, sưng nề, đau nhức:
Kim ngân hoa 12-20g Bồ công anh 12-20g
Tử hoa địa đinh 12-20g Dã cúc hoa 8-16g
Tứ bối thiên quý 6-8g
- Bài thuốc Bát trân thang dưỡng huyết, ích huyết, sinh cơ:
Đương qui 15g Xuyên khung 8g
Bạch thược 12g Bạch linh 10g
Đẳng sâm 15g Cam thảo 6g
Bạch truật 12g Thục địa 15g
Trên đây là cách chữa hoại tử theo Y học cổ truyền bằng thuốc sắc và thuốc đắp vào các vết loét. Khi sử dụng các bài thuốc này, người bệnh nên kết hợp thăm khám và nghe tư vấn của bác sĩ, đồng thời ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để vết thương mau lành.