Bệnh viêm đa động mạch nút: Từ A đến Z những điều cần biết
Bệnh viêm đa động mạch nút là một dạng tổn thương của mạch máu,chủ yếu ảnh hưởng ở các vùng động mạch nhỏ và trung bình. Viêm đa động mạch nút có thể dẫn đến biến chứng suy thận, đột quỵ, nhồi máu cơ tim... đe dọa đến tính mạng.
Bệnh viêm đa động mạch nút là một dạng tổn thương của mạch máu,chủ yếu ảnh hưởng ở các vùng động mạch nhỏ và trung bình. Viêm đa động mạch nút có thể dẫn đến biến chứng suy thận, đột quỵ, nhồi máu cơ tim... đe dọa đến tính mạng.
Viêm động mạch nút là gì? Biểu hiện như thế nào?
Viêm động mạch nút còn được gọi bằng tên khác là viêm đa động mạch PAN (Polyarteritis nodosa) hoặc viêm nút động mạch. Đây là tên gọi để chỉ tình trạng chỉ các mạch máu nhỏ có dấu hiệu viêm và hoại tử. Bệnh chủ yếu gây tổn hại ở vùng mạch máu bị thương tổn. Nếu để lâu ngày không được chữa trị kịp thời, viêm đa động mạch nút có thể dẫn đến những thương tổn ở vùng thận, gan, tim, da, thậm chí khiến hệ thần kinh trung ương và ngoại biên bị ảnh hưởng trầm trọng.
Viêm động mạch nút không phải là căn bệnh phổ biến nhưng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là những người trong độ tuổi từ 50 - 60 tuổi và chiếm phần lớn là nam giới.
Cụ thể, biểu hiện của viêm đa động mạch nút như sau:
- Thương tổn toàn thân: Bệnh nhân sẽ thấy triệu chứng sốt, chán ăn, người sụt cân nhanh, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, gầy yếu. Tình trạng này rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên cần chú ý đến một số biểu hiện tổn thương ở da, gan và thận đi kèm.
- Triệu chứng ở da: Khoảng 40% bệnh nhân có triệu chứng nổi nhiều cục ở chân dạng hồng ban nút nhưng kích cỡ nhỏ hơn. Sau khi hình thành các cục sẽ dẫn đến viêm loét rất đau đớn. Ngoài ra, chân còn có biểu hiện hình thành mạng lưới livedoid có dạng màu xanh tím phân bố chủ yếu quanh vùng thùy mỡ ở chân. Tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn khi gặp thời tiết lạnh dẫn đến xuất huyết dưới da. Các biểu hiện này có thể nặng nề hơn dẫn đến viêm loét dạng lớn, phù nề chân. Hầu hết những thương tổn ở da chủ yếu gây đau đớn ở vùng chi dưới.
- Hội chứng Raynaud: Đây là một dạng tổn thương chủ yếu gặp ở đầu ngón chân, dẫn đến hoại tử, mất khả năng vận động và sinh hoạt.
- Hệ thần kinh trung ương: Tình trạng nhồi máu cơ tim, xuất huyết não thường hình thành ở những bệnh nhân mãn tính.Theo nghiên cứu khoảng 2 – 3 năm sau khi bị viêm động mạch nút, bệnh nhân sẽ dễ gặp biến chứng tử vong đột ngột.
- Thần kinh ngoại biên: Có triệu chứng bị viêm dây thần kinh ngoại biên không đối xứng.
- Hệ tiêu hóa: Bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau bụng, nôn mửa, đi ngoài phân đen do xuất huyết tiêu hóa, viêm gan, túi mật, viêm tụy, thủng ruột...
- Thận: Gây huyết áp cao, suy thận.
- Tổn thương tinh hoàn: Cụ thể là dẫn đến viêm mào tinh hoàn 1 bên.
- Tim mạch: Viêm đa động mạch nút là nguyên nhân dẫn đến viêm màng ngoài tim, đau ngực, viêm cơ tim, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim...
Như vậy, biến chứng của viêm đa động mạch nút rất nguy hiểm nếu không được can thiệp sớm.
Viêm đa động mạch nút chủ yếu ảnh hưởng đến chi dưới
Nguyên nhân gây viêm động mạch nút là gì?
Thực ra Y học hiện đại vẫn chưa có lí giải cụ thể về nguyên nhân gây viêm đa động mạch nút. Tuy nhiên, Y học đã chỉ ra một số yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh lý này như:
- Đột biến gen CECR1: Đây là trường hợp bệnh nhân có tiền sử nhiễm virus HBV, parvovirus B-19, HCV, Varicella-zoster virus... Trường hợp này chiếm 30% tổng số ca bệnh bị viêm đa động mạch nút.
- Bệnh lý do nhiễm trùng: Một số bệnh như Klebsiella, lao, Pseudomonas, Toxoplasma gondii... cũng khiến nguy cơ bị viêm đa động mạch nút gia tăng.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Những đối tượng sử dụng thuốc Minocycline, Thiabendazole, Levamisole, vắc-xin viêm gan B,... trong thời gian dài đều có ảnh hưởng đến khả năng lưu thông của mạch máu, dẫn đến viêm nút động mạch.
Cụ thể cơ chế sinh bệnh viêm đa động mạch nút như sau:
Do sự tác động của kháng nguyên nội sinh hoặc ngoại sinh dẫn đến cơ thể sản xuất ra kháng thể để kết hợp với kháng nguyên trước đó nên sẽ tạo ra phức hợp kháng nguyên – kháng thể. Phức hợp này lập tức lắng đọng ở khu vực thành mạch, nhất là những vùng động mạch vừa và nhỏ có tốc độ lưu thông máu kém dẫn đến biểu hiện viêm tắc nút động mạch.
Ngoài ra, tác động của sự phức hợp này còn dẫn đến lắng đọng bên trong thành mạch máu, thu hút cytokine, bạch cầu…Vì vậy sẽ dẫn đến cấu trúc cục máu đông làm tắc động mạch nhanh chóng. Ngoài ra, nếu phức hợp kháng nguyên kháng thể trên còn lắng đọng ở lớp áo giữa của thành mạch còn gây suy yếu mạch, dẫn đến triệu chứng phình mạch.
Xem thêm: Điều trị viêm mao mạch hoại tử theo quan điểm Đông y
Phương pháp chẩn đoán viêm đa động mạch nút
- Chẩn đoán theo tiêu chuẩn của ACR (1990) dựa vào các biến chứng như sau:
+ Đột ngột giảm cân rất nhanh (trên 4kg) không rõ nguyên nhân.
+ Xuất hiện Livedo reticularis.
+ Triệu chứng đau tinh hoàn, đau mỏi các vùng cơ, thắt lưng, yếu cơ, tăng độ nhạy cảm của chi dưới, đau dây thần kinh, cao huyết áp trên 90mmHg.
+ Xét nghiệm máu phát hiện tăng BUN > 14,3mmol/l hoặc Creatinine > 132 µmol/l.
+ Phát hiện nhiễm HBV.
+ Chụp X quang vùng động mạch.
+ Xét nghiệm sinh thiết ở khu vực mạch máu trung bình và nhỏ.
Nếu phát hiện ít nhất 3 dấu hiệu trên có thể khẳng định rõ là bị viêm đa động mạch nút.
– Chẩn đoán bệnh theo tiêu chuẩn của EULAR/PRINTO/PRES (2008):
Để xác định chính xác hơn, các bác sĩ có thể áp dụng biện pháp chẩn đoán theo tiêu chuẩn mới như sau:
+ Bệnh nhân có biểu hiện viêm mao mạch ở chân.
+ Chụp mạch phát hiện tắc nghẽn, phình mạch, bất thường.
+ Xem xét các dấu hiệu tổn thương ở da như viêm, loét.
+ Bệnh nhân bị đau mỏi cơ, tăng huyết áp trên >95mmHg.
+ Có dấu hiệu thương tổn thận và hệ thần kinh ngoại biên.
Ngoài ra, khi thăm khám tại các bệnh viện, bác sĩ còn có thể chẩn đoán phân biệt bệnh viêm đa động mạch nút với các bệnh lý khác như: viêm mạch do nhiễm trùng, bệnh lý rối loạn xơ vữa động mạch, huyết khối, viêm mạch hệ thống, viêm mạch do thuốc....
Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán viêm đa động mạch nút
Điều trị viêm đa nút động mạch như thế nào cho đúng?
1. Phương pháp dùng thuốc Tây y
Hiện nay Y học hiện đại áp dụng các loại thuốc như sau:
- Corticosteroids: Đây là loại thuốc tối ưu nhất trong Tây y hiện nay, thường được áp dụng liều cao prednisone hoặc solumedrol theo chỉ định, sau đó sẽ tiếp tục giảm dần liều dùng sau 1 – 2 tháng. Nếu phối hợp sử dụng prednisone với cyclophosphamide, cần phải giảm liều corticoid tối đa để ngăn ngừa nhiễm trùng. Lưu ý: Khi dùng thuốc phải kiểm tra máu và thận để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác. Tác dụng phụ của cyclophosphamide có thể dẫn đến bệnh lý ác tính như: bệnh mạch máu, viêm bàng quang, suy tuyến sinh dục, ức chế tủy xương, nhân bản vi rút viêm gan B...
- Một số loại thuốc gây ức chế hoại tử như: adalimumab (Humira), certolizumab pegol (Cimzia), infliximab (Remicade) và golimumab (Simponi)... có thể hỗ trợ ngăn chặn viêm loét và các biến chứng ở thận, tim mạch.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị viêm đa động mạch nút thể nhẹ có thể kết hợp dùng thuốc giảm đau NSAID, thuốc kháng sinh ngăn ngừa bội nhiễm và điều trị duy trì để ngăn chặn biến chứng.
Với bệnh nhân bị viêm đa động mạch nút thể nặng khi các cơ quan nội tạng bắt đầu bị tổn thương cần phải phối hợp điều trị CS và Cyclophosphamide (CYC) theo đường uống. Kết hợp với tiêm Methyprednisolone vào tĩnh mạch. Khi dùng thuốc cần phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ không đáng có.
Tiên lượng chẩn đoán và điều trị sớm viêm đa động mạch nút sẽ đem lại hiệu quả sống sót trên 5 năm là 80%. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì khoảng 50% bệnh nhân sẽ tử vong chỉ sau khoảng 3 tháng phát bệnh. Trong quá trình điều trị cần theo dõi xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu, theo dõi chức năng gan, thận để điều chỉnh liều thuốc và chế độ ăn uống cho phù hợp.
2. Khang Mạch Linh hỗ trợ điều trị viêm đa động mạch nút
Viêm đa động mạch nút có thể biến chứng dẫn đến suy thận, huyết khối, hoại tử chân, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh lý thần kinh ngoại biên... Theo quan điểm của Y học cổ truyền, đây là dạng bệnh lý về máu huyết, do huyết ứ lâu ngày kết hợp với chức năng Can, Tỳ, Thận, Âm không tốt sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm trên.
Vì vậy, Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc sử dụng các thảo dược tự nhiên giúp tăng cường chính khí cơ thể, đả thông huyết mạch, tác động vào Can, Tỳ, Thận, Âm để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.
Khang Mạch Linh hỗ trợ điều trị bệnh lý về mạch máu
Khang Mạch Linh là sản phẩm được nghiên cứu ứng dụng dựa trên nghiên cứu kĩ lưỡng về các thảo dược và bài thuốc cổ đem lại công dụng thông mạch, tăng sức bền thành mạch, ngăn ngừa hoại tử, chống xơ bì, xuất huyết.
Cụ thể, thành phần của Khang Mạch Linh bao gồm:
- Thương nhĩ tử, Bạch thược, Xuyên khung, Đan sâm, Xích thược, Đương quy: Những dược liệu hàng đầu giúp bổ huyết, thông huyết mạch.
- Xa tiền, Thổ phục linh, Kim ngân hoa: Tốt cho thành mạch, đào thải độc tố, hỗ trợ chức năng can Thận để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Hoa hòe, Thục địa, Mộc thông: Giúp tăng sức bền thành mạch, ngăn ngừa xơ cứng bì, hạn chế nguy cơ viêm tắc mạch máu, động mạch...
Bạn nên sử dụng Khang Mạch Linh mỗi ngày 6 – 8 viên, kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để cơ thể sớm khỏe mạnh.