Bệnh viêm mạch máu Kawasaki:Tăng nguy cơ tổn thương nội tạng, nhiễm trùng hoại tử
Viêm mạch máu Kawasaki bao gồm 9 căn bệnh liên quan đến viêm trong mạch máu, dẫn đến tổn thương mô cơ quan và nội tạng. Viêm mao mạch dị ứng dẫn đến hoại tử là một căn bệnh điển hình, có thể tự khỏi nhưng cũng có thể để lại biến chứng hoại tử, nhiễm trùng nguy hiểm đến tính mạng.
Bài viết liên quan:
Viêm mao mạch hoại tử theo quan điểm của Đông y
Bệnh viêm mạch ngoài da: Không thể coi thường!
Tổng hợp 9 dạng bệnh của viêm mạch máu Kawasaki
Viêm mạch máu (Kawasaki) là thuật ngữ chỉ chung cho hiện tượng viêm trong mạch máu dẫn đến biến đổi tiêu cực trong thành mạch máu, có thể khiến mạch máu dày lên, bị chít hẹp hoặc để lại sẹo, dẫn đến máu huyết lưu thông trong thành mạch giảm nhanh chóng, lâu dài gây tổn thương nội tạng và mô cơ quan (đặc biệt là chân, tay).
Viêm mạch máu có thể dẫn đến mãn tính, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là 9 căn bệnh viêm mạch máu thường gặp như:
- Bệnh Behcet (Behcet's disease): Đây là bệnh lý rối loạn hiếm gặp dẫn đến viêm mạch máu toàn thân. Biểu hiện nhận biết thường là viêm loét miệng, đau mắt, viêm mắt, da nổi mẩn, tổn thương cơ quan sinh dục.
- Bệnh Buerger (Buerger's disease): Bệnh lý này còn được gọi là viêm thuyên tắc mạch máu, thường gặp ở các mạch máu nhỏ ở bàn chân, bàn tay. Bệnh gây nên phản ứng viêm mạch máu do cục máu đông khiến lưu thông máu kém, làm tổn thương mô cơ quan, sau dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử chân, tay.
- Hội chứng Churg - Strauss hay viêm mạch u hạt dị ứng (Churg-Strauss syndrome): Căn bệnh gây rối loạn hệ thống mạch máu với các biểu hiện hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm đa mạch... sau gây biến chứng đến phổi, tim mạch, hệ tiêu hóa, thần kinh rất nguy hiểm.
- Bệnh Cryoglobulinemia: Bệnh hình thành do phức hợp miễn dịch ở nhiệt độ thấp, gây lắng đọng nội mạc mạch máu, gây phản ứng viêm da, ảnh hưởn gthận và thần kinh ngoại biên với các triệu chứng điển hình là ban xuất huyết và đau khớp.
- Viêm động mạch tế bào khổng lồ (Giant cell arteritis): Tình trạng lớp áo động mạch bị viêm dẫn đến ảnh hưởng vùng động mạch trong đầu, nhất là khu vực thái dương, gây đau đầu, sốt, sụt cân, thậm chí mù lòa.
- Bệnh u hạt với viêm đa mạch (Granulomatosis with polyangiitis): Bệnh gây viêm u hạt hoại tử do viêm mạch vừa và nhỏ, dẫn đến viêm cầu thận.
- Ban xuất huyết Henoch-Schonlein (tên tiếng Anh là Henoch-Schonlein purpura): Bệnh do tổn thương hệ miễn dịch, lắng đọng IgA khiến xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa, đau khớp và có thể gây tổn thương thận.
- Bệnh Kawasaki: Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ, gây sốt cao, phát ban toàn thân do viêm mạch máu nhỏ và viêm động mạch cơ tim có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
- Bệnh viêm động mạch Takayasu (Takayasu's arteritis): Đây cũng là bệnh viêm mạch máu hiếm gặp, ảnh hưởng đến động mạch chủ mang máu từ tim đến các cơ quan dẫn đến sốt, đau ngực, đau đầu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Như vậy, viêm mạch máu gồm rất nhiều bệnh lý khác nhau, nhưng đều có đặc điểm là có thể gây tổn thương các cơ quan nội tạng, thậm chí một số bệnh như viêm mao mạch dị ứng có thể dẫn đến hoại tử làm lở loét, nhiễm trùng chi rất nguy hiểm.
Viêm mao mạch dị ứng - căn bệnh thuộc nhóm viêm mạch máu điển hình
Nhận biết bệnh viêm mạch máu bằng cách nào?
Mặc dù viêm mạch máu rất đa dạng nhưng nhìn chung chúng đều có đặc điểm là gây cản trở lưu lượng máu đến các cơ quan. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của viêm mạch máu như:
- Triệu chứng sốt toàn thân không rõ lí do.
- Cơ thể đau đầu, mệt mỏi.
- Giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân.
- Biểu hiện đau nhức toàn thân.
- Đổ mồ hôi đêm.
- Xuất hiện phát ban trên cơ thể.
- Dấu hiệu bất thường về dây thần kinh như tê chân tay, vận động kém...
Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên, tốt nhất bạn nên đi thăm khám để được làm rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Phát ban là dấu hiệu điển hình của viêm mao mạch dị ứng
Viêm mạch máu: Căn bệnh không rõ nguyên nhân
Nhóm các bệnh lý viêm mạch máu hiện vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác. Một số giả thuyết cho rằng bệnh liên quan đến gen di truyền hoặc do biểu hiện của hệ thống miễn dịch gây phản ứng với các kháng nguyên, kháng thể dẫn đến tấn công các tế bào mạch máu.
Một số yếu tố gây kích thích phản ứng của hệ miễn dịch này là do:
- Phản ứng của cơ thể khi gặp virus viêm gan B, viêm gan C, nhiễm trùng.
- Người bị ung thư máu.
- Khởi phát từ tổn thương hệ hô hấp.
- Do phản ứng, tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Nhìn chung, bệnh viêm mạch máu là do mạch máu bị viêm, dày lên hoặc thu hẹp khiến lưu lượng máu giảm rõ rệt, dẫn đến các cơ quan và mô cơ thể không nhận đủ oxy và các chất dinh dưỡng.
Bệnh viêm mạch máu có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Viêm mạch máu có thể gây biến chứng như:
- Tổn thương cơ quan nội tạng: Như viêm mao mạch dị ứng có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột cấp, viêm cầu thận, suy thận.
- Hình thành cục máu đông gây phình động mạch: Cục máu đông này có thể di chuyển trong lòng mạch, cản trở lưu thông máu, thậm chí gây tử vong đột ngột nếu đi đến phổi.
- Biểu hiện mù lòa hoặc mất thị lực: Đây là biến chứng tiêu biểu của viêm động mạch tế bào khổng lồ, có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
- Nhiễm trùng: Một số bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng máu. Viêm mao mạch dị ứng gây hoại tử còn gây biến chứng lở loét, hoại tử, cắt cụt chi nếu không được điều trị đúng cách.
Viêm mao mạch dị ứng gây hoại tử lở loét chân
Y học hiện đại điều trị viêm mạch máu như thế nào?
Y học hiện đại chủ yếu điều trị bệnh viêm mạch máu bằng cách kiểm soát các triệu chứng, ngăn chặn biến chứng, không có thuốc điều trị đặc hiệu. Hiện nay điều trị Tây y gồm có 2 giai đoạn chính là ngăn chặn tình trạng viêm và dự phòng tái phát. Trong đó chủ yếu sử dụng các loại thuốc kê theo toa.
- Điều trị bằng thuốc:
+ Viêm mạch máu là bệnh lý xuất phát từ hệ miễn dịch nên bác sĩ có thể kê các loại thuốc ức chế miễn dịch như: prednisone, methylprednisolone, corticosteroid.... giúp giảm bớt các cơn đau, viêm. Tuy nhiên các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ như: tăng cân, tiểu đường, loãng xương vì vậy bắt buộc phải dùng liều lượng và thời gian đúng với quy định của bác sĩ chuyên khoa.
+ Một số loại thuốc có thể kết hợp với corticosteroid như: azathioprine (Imuran, Azasan), mycophenolate (Cellcept), methotrexate (Trexall) hoặc cyclophosphamide.
+ Một số liệu pháp sinh học như: tocilizumab (Actemra), rituximab (Rituxan) ... có thể được sử dụng để ngăn chặn viêm mạch nhưng phải căn cứ vào tình hình bệnh nhân để ngăn chặn biến chứng.
- Phẫu thuật:
Biện pháp này chỉ nên áp dụng cho trường hợp phình mạch máu não, viêm tắc động mạch để ngăn chặn nguy cơ hoại tử, tử vong đột ngột.
Tóm lại, viêm mạch máu là căn bệnh tự miễn do ảnh hưởng của hệ miễn dịch. Để phòng ngừa viêm mạch máu bạn cần chú ý ăn uống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.