Bệnh viêm mạch ngoài da: Không thể coi thường!

Viêm mạch ngoài da là căn bệnh liên quan đến các mạch máu nhỏ hoặc trung bình dưới da dẫn đến tổn thương trên da, xuất huyết hoặc các vết viêm loét. Cụ thể viêm mạch ngoài da gồm có những bệnh lý nào, cách điều trị ra sao? Đừng bỏ qua nội dung bài viết dưới đây để tìm hiểu về căn bệnh phổ biến này nhé!

Bệnh viêm mạch ngoài da là gì?

Viêm mạch ngoài da là căn bệnh hình thành ở các mạch máu nhỏ và trung bình dưới da (không phải mạch máu ở cơ quan nội tạng). Khi các mạch máu này bị viêm sẽ dẫn đến những thương tổn trên da, xuất huyết, chấm xuất huyết hoặc vết viêm loét.

Viêm mạch ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ, chủ yếu là mao mạch, tiểu tĩnh mạch, tiểu động mạch khiến da có biểu hiện tổn thương thành đám, nốt xuất huyết nhiều hoặc các vết loét nông.

Bệnh viêm mạch ngoài da trước kia còn được gọi là viêm mạch nhỏ ngoài da tiên phát, viêm mạch hủy bạch cầu (do tình trạng viêm ban đầu xuất phát từ các bạch cầu trung tính, sau dần lắng đọng các mảnh vụn dẫn đến phá hủy bạch cầu) hoặc viêm mạch quá mẫn (do phản ứng của hệ miễn dịch khi dùng thuốc hoặc bị nhiễm trùng).

benh-viem-mach-ngoai-da-3

Viêm mạch ngoài da thể nhẹ

Đặc điểm mô bệnh học của viêm mạch ngoài da

Theo nghiên cứu, mô bệnh học của mạch máu bị tổn thương sẽ bao gồm:

- Tổn thương của thành mạch: Đây là dạng viêm nhiễm thành mạch nhỏ biểu hiện ở ngoài da và xem xét mức độ có hoại tử dạng fibrin không.

- Tổn thương thành dạng phì đại nội mạch, xơ hóa.

- Đặc điểm cụ thể được phân chia thành tổn thương cấp tính (gồm các tế bào viêm chủ yếu là bạch cầu đa nhân) và mạn tính (chủ yếu là lympho bào).

- Bệnh có thể gây viêm từng phần hoặc toàn bộ mạch máu. Ở vị trí viêm sẽ xuất hiện hoại tử hoặc sẹo hóa, tùy thuộc vào mức độ viêm của thành mạch.

Hiểu một cách đơn giản hơn, bệnh viêm mạch máu chủ yếu phá hủy đến tế bào viêm tạo thành các nhân nhỏ xung quanh mạch máu. Tình trạng viêm được đánh giá là phá hủy thành mạch và không gây u hạt. Ở giai đoạn đầu, bạch cầu đa nhân sẽ chiếm ưu thế, nhưng sau đó các tế bào lympho sẽ dần chiếm lĩnh dẫn đến xơ hóa, phì đại nội mạch, thậm chí hình thành cục máu đông gây hẹp lòng mạch và dẫn tới thiếu máu hoặc hoại tử mô.

Viêm mạch máu không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức, nhưng bệnh cản trở rất nhiều đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống, nặng nề nhất có thể dẫn đến hoại tử và mất khả năng lao động, sinh hoạt.

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm mạch máu

Viêm mạch máu được chia thành 2 dạng: viêm mạch máu nguyên phát và thứ phát. Trong đó viêm mạch máu nguyên phát chưa được làm rõ nguyên nhân.

Một số giả thuyết cho rằng viêm mạch máu thứ phát là căn bệnh tự miễn, do sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch tấn công đến các tế bào mạch máu. Trong đó, các yếu tố kích hoạt sự nhầm lẫn này là do nhiễm trùng (viêm gan B, C), bệnh ung thư máu hoặc các bệnh lý về hệ miễn dịch như: lupus ban đỏ, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp hoặc do phản ứng với một số loại thuốc.

benh-viem-mach-ngoai-da-2

Viêm mạch ngoài da thể nặng

Triệu chứng nhận biết viêm mạch máu là gì?

Bệnh nhân mắc viêm mạch máu sẽ có các dấu hiệu nhận biết như sau:

- Tổn thương da: Hình thành các vết xuất huyết theo dạng sần, mề đay, tổn thương dạng nốt hoặc viêm mạch mạng xanh tím.

- Cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

- Sụt cân, đau cơ.

- Khó thở, ho nhiều.

- Nặng nề hơn sẽ có các triệu chứng đau đầu, động kinh, liệt cơ, suy thận...

Tốt nhất khi nhận thấy dấu hiệu phát ban, thương tổn trên da bạn nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Chẩn đoán bệnh viêm mạch ngoài da

Khi thăm khám, bác sĩ không chỉ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng mà cần phải xem xét kết quả các xét nghiệm về công thức máu, lắng máu, creatinin huyết thanh, xét nghiệm nước tiểu, chụp X – quang, làm sinh thiết... Cụ thể như sau:

- Sinh thiết: Xét nghiệm giúp xác định mức độ tổn thương và nguyên nhân gây viêm mạch là do đâu. Kết quả sinh thiết sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán thông qua thông số về kháng thể trong bạch cầu, kháng thể viêm gan B, C, điện di protein....

- Khám lâm sàng tập trung vào các biểu hiện ở phổi (có thấy ho, khó thở, ho ra máu không), thận (có dấu hiệu tăng huyết áp, phù thận không), rối loạn thần kinh và tiêu hóa (đau bụng, đại tiện ra máu, ỉa chảy....)

- Xét nghiệm nước tiểu: Cần chú trọng kết quả thông số protein, hồng cầu, trụ hồng cầu để chẩn đoán bệnh.

- Chụp X - quang ngực: Thông qua hình ảnh chụp X – quang sẽ phát hiện được mức độ tổn thương phổi để có biện pháp điều trị thích hợp.

- Xét nghiệm máu: Giúp kiểm tra tình trạng thiếu máu, số lượng tiểu cầu, nồng độ creatinin huyết thanh, tốc độ lắng máu...

- Nhuộm miễn dịch huỳnh quang: Đây là phương pháp phát hiện tình trạng  lắng đọng IgA, IgM, IgG bổ thể. Nếu phát hiện thấy có lắng đọng IgA là biểu hiện biến chứng sang thận, khớp và hệ tiêu hóa. Trường hợp dương tính với IgM hoặc IgG là do viêm mạch máu do cryoglobulin hoặc viêm khớp dạng thấp.

- Một số xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân gây viêm mạch máu như: xét nghiệm cryoglobulins, xét nghiệm ANCA tìm kháng thể kháng bào tương của bạch cầu trung tính, xét nghiệm viêm gan B, C...

Xem thêm: Điều trị viêm mao mạch hoại tử theo quan điểm Y học cổ truyền

Điều trị viêm mạch máu ngoài da như thế nào?

Y học hiện đại hiện chưa có bất kì loại thuốc đặc hiệu nào để trị bệnh viêm mạch máu. Các phương pháp điều trị chủ yếu là ngăn chặn các biến chứng của bệnh như:

- Dùng thuốc kháng histamin kết hợp với loại thuốc colchicine, hydroxychloroquine hoặc dapsone  corticosteroid. Liều dùng cần phải điều chỉnh tùy thuộc vào thể trạng bệnh.

- Nếu nguyên nhân gây bệnh là do viêm gan B, C cần phải sử dụng các loại thuốc Tây chuyên biệt để ngăn chặn kích hoạt virus.

- Trường hợp bệnh nặng cần sử dụng thuốc ức chế miễn dịch mạnh như: azathioprine, methotrexate, thậm chí corticosteroid để ngăn ngừa các triệu chứng viêm loét, hoại tử.

Khang Mạch Linh – Hỗ trợ điều trị viêm mạch ngoài da bằng thảo dược Đông y

benh-viem-mach-ngoai-da-1

Khang Mạch Linh hỗ trợ điều trị bệnh lý mạch máu

Y học cổ truyền cho rằng bệnh viêm mạch máu ngoài da chủ yếu xuất phát do tình trạng huyết ứ, can tỳ thận không khỏe mạnh dẫn đến hệ miễn dịch kém. Vì vậy, muốn trị bệnh tận gốc cần phải sử dụng các dược liệu bổ tỳ, thận, tăng cường sức đề kháng kết hợp với bổ huyết, hoạt huyết.

Sản phẩm Khang Mạch Linh được bào chế 100% từ những dược liệu Đông y:

- Nhóm dược liệu bổ máu, tăng cường chức năng lưu thông máu, hỗ trợ thành mạch như: Hoa hòe, Đương quy, Đan sâm, Xuyên khung...

- Nhóm thảo dược bổ tỳ, thận, thanh nhiệt giải độc tố: Liên kiều, Kim ngân hoa, Thổ phục linh, Mộc thông...

Khang Mạch Linh phù hợp với đối tượng mắc viêm mạch máu. Sản phẩm được Bộ Y tế kiểm duyệt, đạt tiêu chuẩn GMP an toàn với người dùng.

 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ

Viêm mao mạch hoại tử có lây không?

Viêm mao mạch hoại tử có lây không?

Rất nhiều người mắc viêm mao mạch hoại tử băn khoăn không biết căn bệnh này có lây không? Nội dung bài viết được tổng hợp theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, giúp bạn giải đáp câu hỏi phổ biến này.
Viêm mao mạch hoại tử điều trị bao lâu thì khỏi?

Viêm mao mạch hoại tử điều trị bao lâu thì khỏi?

Viêm mao mạch hoại tử là tình trạng nổi xuất huyết đỏ dưới da, đa phần thường khởi phát ở mắt cá chân, sau đó lan rộng lên phía trên. Mắc viêm mao mạch hoại tử điều trị bao lâu thì khỏi là thắc mắc của rất nhiều người. Cùng...
Hoại tử da do viêm mao mạch hoại tử có dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Hoại tử da do viêm mao mạch hoại tử có dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Hoại tử da là biến chứng nghiêm trọng nhất của viêm mao mạch hoại tử. Viêm mao mạch hoại tử đang có xu hướng gia tăng, chủ yếu gây thương tổn ở dọc ống chân, bàn chân, dẫn đến thương tổn vĩnh viễn.
Bệnh hoại tử da và những điều cần biết

Bệnh hoại tử da và những điều cần biết

Bệnh hoại tử da không chỉ gây đau đớn, cản trở khả năng vận động, sinh hoạt mà còn có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về bệnh hoại tử da và phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Chăm sóc vết thương hoại tử như thế nào để ngăn chặn nhiễm trùng

Chăm sóc vết thương hoại tử như thế nào để ngăn chặn nhiễm trùng

Chăm sóc vết thương hoại tử đúng cách là phương pháp hỗ trợ điều trị hoại tử tốt nhất. Vết thương hoại tử có cần băng bó không, có nên bôi thuốc gì không, vệ sinh hàng ngày như thế nào? Nội dung bài viết sẽ giúp bạn có phương...
Kinh nghiệm điều trị
TÔI TƯỞNG CHẾT VÌ ĐAU ĐỚN, LỞ LOÉT CHÂN, CHẢY MÁU MỦ CẢ NĂM TRỜI

TÔI TƯỞNG CHẾT VÌ ĐAU ĐỚN, LỞ LOÉT CHÂN, CHẢY MÁU MỦ CẢ NĂM TRỜI

Cô Nguyễn Thị Dung ở xóm Nam Sơn, Xã Cổ Lũng, Huyện Phú Lương, Thái Nguyên bị viêm mao mạch hoại tử nhiều năm liền. Gia đình cũng dốc lòng chạy chữa, đưa cô đi khắp các viện lớn để thăm khám và chạy chữa nhưng chân không lành mà...
MẸ EM ĐÃ XÁC ĐỊNH SỐNG CHUNG VỚI SUY GIÃN TĨNH MẠCH CẢ ĐỜI

MẸ EM ĐÃ XÁC ĐỊNH SỐNG CHUNG VỚI SUY GIÃN TĨNH MẠCH CẢ ĐỜI

Chị Đỗ Thị Khánh Hà tìm đến Khang Mạch Linh khi tình trạng chân của mẹ chị đã chuyển sang suy giãn tĩnh mạch mạn tính, sưng phù, đau nhức mỗi ngày. Mẹ chị là bác P.T.Mai, sinh sống ở thị trấn Đăk Đoa, Huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai đã...
TÔI CHỈ ƯỚC MÌNH KHÔNG BỊ CHUỘT RÚT, ĐÊM ĐẾN ĐƯỢC NGỦ NGON

TÔI CHỈ ƯỚC MÌNH KHÔNG BỊ CHUỘT RÚT, ĐÊM ĐẾN ĐƯỢC NGỦ NGON

Đêm ngủ ngon, không bị thức giấc bởi chuột rút, đau chân vốn là điều bình thường với tất cả mọi người. Nhưng với chị Phan Thị Hồng (sinh sống ở Đà Nẵng) thì là ước mơ xa vời. Chị bị suy giãn tĩnh mạch nhẹ, chân không sưng, không...
VIÊM TẮC ĐỘNG MẠCH: ĐỪNG CHỦ QUAN TRƯỚC BIẾN CHỨNG CẮT CỤT CHI

VIÊM TẮC ĐỘNG MẠCH: ĐỪNG CHỦ QUAN TRƯỚC BIẾN CHỨNG CẮT CỤT CHI

Chú Vũ Hải Quân, 54 tuổi, sống tại huyện Kim Động, Hưng Yên bị viêm tắc động mạch dẫn đến lở loét, hoại tử tay, chân. Chú chia sẻ: “Tôi uống thuốc Tây, dùng cả thuốc bôi không khỏi mà vết loét ở tay, chân ngày càng lan rộng. Tôi...
HOẢNG HỐT VÌ XUẤT HUYẾT MÀU ĐỎ DÀY ĐẶC HAI CHÂN

HOẢNG HỐT VÌ XUẤT HUYẾT MÀU ĐỎ DÀY ĐẶC HAI CHÂN

Em Yến (27 tuổi, quê ở Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ: “Em chỉ mắc viêm mao mạch dị ứng khoảng 3 tháng nhưng chân đã nổi các phát ban dày đặc, màu đỏ thẫm. Mùa hè mà em chẳng dám mặc quần ngố vì ai nhìn thấy cũng ái...
VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ: KHÔNG CÒN LÀ NỖI LO

VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ: KHÔNG CÒN LÀ NỖI LO

Viêm mao mạch hoại tử khiến không ít người đi lại khó khăn, thậm chí phải cắt cụt chi nếu phát hiện và điều trị bệnh muộn. Chị Phạm Huyền, sinh sống ở thôn Khoái Cầu, Xã Thắng Lợi, Huyện Thường Tín, Hà Nội chỉ mắc viêm mao mạch hoại tử...
Kết nối qua Fanpage