Phương pháp điều trị bệnh lý về bàn chân do đái tháo đường
Bệnh lý bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường là những vấn đề nhiễm trùng, viêm loét, hoại tử chân do biến chứng đến hệ thần kinh ngoại biên gây nên. Cụ thể bệnh lý bàn chân là gì, các biểu hiện như thế nào, và làm sao để chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân tiểu đường? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Tổn thương bàn chân là biến chứng nghiêm trọng của đái tháo đường
Thống kê cho thấy ở Việt Nam có khoảng 5% bệnh nhân tiểu đường có biểu hiện bệnh lý về bàn chân. Trong đó, khoảng 50% bệnh nhân bị loét chân, và khoảng 10% trong số họ bị cắt cụt chi. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khẳng định chế độ chăm sóc chân đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ cắt cụt bàn chân.
Nguyên nhân gây thương tổn bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường thường là do: bệnh đa dây thần kinh và bệnh lý mạch máu ngoại biên, dẫn đến nhiễm trùng, chấn thương, viêm loét chân.
Biểu hiện bệnh lý bàn chân do đái tháo đường
Hầu hết những thương tổn ở bàn chân thường hình thành sau khi chân bị mất cảm giác, có biểu hiện biến dạng, máu lưu thông đến chân kém, hình thành chai sạn, nhiễm trùng và hoại tử chân. Cụ thể như sau:
- Biến chứng đa dây thần kinh ngoại biên dẫn đến bàn chân mất cảm giác, mất phản xạ ở gót chân.
- Bàn chân bị biến dạng do co rút gân cơ, các ngón chân cử động kém.
- Hình thành vết chai chân và biến dạng chân thành dạng “ngón chân hình búa”.
- Giảm tiết mồ hôi khiến da chân khô ráp, nứt nẻ, tăng nguy cơ nhiễm trùng và loét.
- Cảm giác bị châm chích, đau ở khu vực bàn chân.
Bắt đầu từ năm 1868, Jean Martin Charcot người Anh đã có nghiên cứu về căn bệnh này. Do sự mất liên kết giữa các vùng mô ở cẳng chân và bàn chân sẽ khiến chấn thương nhỏ cũng rất nguy hiểm. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng là cách duy nhất giúp ngăn ngừa biến dạng chân vĩnh viễn.
Nhiễm trùng cũng là biến chứng thường gặp khi bàn chân bị viêm loét, điều này cũng làm tăng nguy cơ phải cắt cụt chi. Tuy nhiên, bác sĩ cũng chỉ ra rằng các yếu tố khác tác động dẫn đến dễ đoạn chi như: kiểm soát đường huyết không tốt, phát hiện đái tháo đường muộn, người bệnh cao tuổi, người bệnh có tiền sử mắc bệnh lý thần kinh ngoại vi và bệnh lý mạch máu ngoại biên.
Đái tháo đường gây biến chứng về thần kinh
Chẩn đoán bệnh lý bàn chân do đái tháo đường như thế nào?
Để chẩn đoán chính xác biến chứng bàn chân do đái tháo đường bác sĩ sẽ tiến hành một số biện pháp sau:
- Xem xét các dấu hiệu khám lâm sàng:
+ Có biểu hiện tắc nghẽn mạch máu: Người bệnh có triệu chứng lạnh chân, đau cách hồi ở bắp chân, bàn chân, mu chân, khoeo và đùi không phát hiện được mạch máu, lòng bàn chân nhợt nhạt khi nâng lên và màu đỏ khi hạ xuống, da chân lạnh, các cơn đau gia tăng về đêm.
+ Biểu hiện ảnh hưởng đến dây thần kinh: Chân cảm giác nóng rát, bị châm chích, lạnh chân, vận động kém, giảm tiết mồ hôi, mắc kèm theo hội chứng ống cổ tay, giảm nhận biết nhiệt độ, không phân biệt được đau đớn.
+ Biểu hiện ở cơ xương: Bàn chân bị biến dạng cấp tính hoặc mạn tính, phù chân, yếu cơ tay. Một số biểu hiện như chân co quắp, bàn chân bẹt, teo cơ....
+ Biểu hiện tổn thương da: Bị viêm loét, vết thương lành chậm, hoại tử hoặc chân có biểu hiện bong tróc, da khô, ngứa, màu sắc da biến đổi thành tím, xanh, đỏ, móng chân bị biến dạng, nấm móng chân...
Hình ảnh bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường
- Khám kiểm tra mạch máu, phán xét phản xạ của bàn chân, ngón chân.
- Khám monofilament: Đây là phương pháp sử dụng kĩ thuật monofilament trên tay và chân của người bệnh để họ có thể nhận biết cảm giác. Người bệnh phải nhắm mắt và phán đoán cảm giác.
- Khám cảm giác về nhiệt.
- Chụp X-quang bàn chân: Phương pháp này giúp đánh giá mức độ tổn thương của vết viêm loét.
- Siêu âm doppler mạch máu chi dưới: Bác sĩ có thể tiến hành chụp cắt lớp vi tính, MRI để đánh giá mức độ loãng xương.
- Phân loại mức độ tổn thương chân để có biện pháp điều trị đúng đắn:
+ Cấp độ 0: Người bệnh không có tổn thương chân, nhưng có các biểu hiện nguy cơ như chai chân, da chân đổi màu.
+ Cấp độ 1: Nhận thấy vết loét trên da.
+ Cấp độ 2: Vết loét sâu vào gần gân, cơ, xương, khớp, dây chẳng.
+ Cấp độ 3: Nhận thấy dấu hiệu viêm tủy xương, áp xe.
+ Cấp độ 4: Hoại tử phần ngón, phần trước bàn chân và gót chân.
+ Cấp độ 5: Hoại tử nặng toàn bộ chân.
Xem thêm: Bệnh lý bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
Điều trị viêm loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường
1. Phương pháp điều trị Tây y
Khi điều trị bằng Tây y, bác sĩ sẽ chú trọng kiểm soát lượng đường huyết, ngăn chặn thiếu máu, kiểm soát nhiễm trùng, kết hợp với bổ sung các vitamin, khoáng chất... tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh.
Theo nguyên tắc, bác sĩ sẽ chú trọng giảm thiểu nguy cơ cắt cụt chi nhiều nhất có thể. Một số biện pháp được sử dụng như loại bỏ các nốt chai, loại bỏ tổn thương loét nông để ngăn ngừa nhiễm trùng, kiểm soát bằng các dung dịch kháng khuẩn, thay băng thường xuyên.
Nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng bàn chân cần phải phối kết hợp với tiêm khách sinh, kê cao chân, cắt lọc mô hoại tử. Các băng gạc cần được giữ ẩm thường xuyên cho vết thương, hoặc có chứa Ag Dermagraft - Vicryl phủ Fibroblast, Regranex - Gel và growth factors giúp hỗ trợ tái tạo da.
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương trên da mà bác sĩ có thể sử dụng tăng trưởng thượng bì dạng xịt (Easyef) hoặc dạng tiêm trong và xung quanh vết viêm loét để thúc đẩy tái tạo tế bào.
Ngoài ra, để kiểm soát cơn đau và giảm nguy cơ nhiễm trùng bác sĩ có thể kê cho bạn đơn thuốc kháng sinh giảm đau, kháng viêm kết hợp. Tuy nhiên, biện pháp điều trị này chỉ giúp giảm bớt nguy cơ phải cắt cụt chi, chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn.
2. Điều trị biến chứng bàn chân bằng thảo dược Đông y
Bên cạnh việc kiểm soát nhiễm trùng và lượng đường huyết trong cơ thể, người bệnh cần phải có các biện pháp thúc đẩy lưu thông máu để máu huyết điều hòa đến các chi. Đây là cách tốt nhất để phục hồi chức năng vận động ở chân.
Trong Y học cổ truyền có rất nhiều thảo dược tự nhiên có tác dụng bổ huyết, điều huyết, hoạt huyết, đồng thời tác động vào can tỳ, thận giúp tăng cường sức đề kháng, kháng viêm tự nhiên rất tốt. Một số dược liệu như: Đương quy, Đan sâm, Xích thược, Hoa hòe, Thục địa, Xuyên khung... rất tốt để bổ máu, tăng cường sức bền thành mạch, giúp giảm nhanh triệu chứng viêm tắc, lở loét, tê bì, mất cảm giác ở chân.
Ưu điểm của sử dụng dược liệu Đông y là giá thành rẻ, hiệu quả cao. Vì vậy được rất nhiều người tin dùng.
Khang mạch linh – Tin vui cho người bị bệnh lý bàn chân do đái tháo đường
Khang mạch linh đem tin vui đến cho người đái tháo đường
Khang mạch linh là sản phẩm được bào chế dựa trên nghiên cứu cụ thể về các dược liệu bổ huyết, điều huyết, chống xơ bì thành mạch, tăng cường chính khí cho cơ thể.
Sản phẩm Khang mạch linh 100% từ những dược liệu của tự nhiên như: Đương quy, Ngưu tất, Hoa Hòe, Kim ngân hoa, Thổ phục linh, Liên kiều... đều là những dược liệu được đánh giá cao giúp tăng cường sức bền thành mạch, ngăn ngừa nguy cơ hình thành huyết ứ, hoạt huyết, bổ máu.
Bạn hãy dùng Khang mạch linh mỗi ngày kết hợp với kiểm soát đường huyết, phòng tránh nhiễm trùng các vết lở loét để có hiệu quả tốt nhất.