Vì sao bệnh tiểu đường gây biến chứng hoại tử bàn chân?
Biến chứng hoại tử bàn chân của bệnh nhân tiểu đường rất nghiêm trọng. Nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến phải cắt cụt tứ chi, mất hoàn toàn khả năng vận động, sinh hoạt. Vậy tại sao bệnh tiểu đường có thể dẫn đến hoại tử chân? Hãy cùng giải đáp thắc mắc thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Giải thích nguyên nhân hoại tử chân do bệnh tiểu đường
Nếu như người bình thường bị thương ở khu vực bàn chân sẽ nhanh chóng lành lặn lại sau vài ngày thì bệnh nhân mắc tiểu đường sẽ rất khó để lành. Vết thương để lâu ngày còn dễ bị nhiễm trùng gây hoại tử, cắt cụt chi, thậm chí còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân là do đường huyết trong máu không được kiểm soát sẽ dẫn đến thương tổn hệ thần kinh ngoại biên và gây bệnh mạch máu ngoại vi. Cụ thể như sau:
- Tổn thương thần kinh ngoại biên:
Đây là một biến chứng thường gặp của bệnh nhân tiểu đường. Ước tính khoảng 70% bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những triệu chứng: mất cảm giác với nhiệt độ, không thấy đau đớn ở tay chân khi có tác động, tê bì chân tay... Tổn thương thần kinh sẽ khiến các sợi thần kinh cảm giác bị rối loạn, thiếu nhạy cảm với kích thích nên dù tổn thương nhỏ cũng dẫn đến viêm loét lâu.
Ngoài ra, hệ thần kinh ngoại biên bị thương tổn cũng dẫn đến giảm tiết mồ hôi dẫn đến da mất đi phản ứng tự vệ, làm các vi sinh vật dễ dàng xâm nhập vào khiến cho vết thương khó lành và dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
Ước tính biến chứng loét bàn chân chiếm khoảng 2% tổng số bệnh nhân tiểu đường. Tỉ lệ này có xu hướng gia tăng gấp 3 lần ở những người có sẵn các bệnh lý về thần kinh ngoại biên. Thống kê cũng chỉ ra rằng có khoảng 60% ca bệnh bắt buộc phải cắt cụt chi là do xuất phát từ nhiễm khuẩn.
Biến chứng bàn chân rất nguy hiểm đối với người đái tháo đường
- Bệnh mạch máu ngoại vi:
Bệnh mạch máu ngoại vi còn được gọi là bệnh mạch máu ngoại biên. Đây là tên gọi chung của các bệnh lý ảnh hưởng đến động mạch cách xa tim. Ước tính khoảng 30% bệnh nhân có triệu chứng loét bàn chân là do liên quan đến bệnh lí này.
Đối với bệnh nhân tiểu đường , các mạch máu vi tuần hoàn sẽ gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, dẫn đến hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu ngoại biên làm cho các chi không nhận được máu huyết khiến vết loét khó lành lại. Các vết loét này còn tạo nguy cơ nhiễm khuẩn cho nhiễm khuẩn gia tăng. Vì vậy, đây là yếu tố quan trọng dẫn đến phải cắt cụt chi dưới.
Bệnh tiểu đường khiến bàn chân ảnh hưởng như thế nào?
Bệnh tiểu đường có thể gây hoại tử bàn chân từ các cấp độ tổn thương như sau:
- Tổn thương trên da khó lành lặn: Người bệnh thường có biểu hiện da chân khô ráp, nứt nẻ, bong tróc, nặng hơn là các vết thương ở tay, chân lâu lành.
- Chân bị chai sần: Đây là tình trạng phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường. Các vết chai này lâu dần sẽ khiến chân dễ bị nứt, lở loét gây nhiễm trùng và hoại tử.
- Chân bị loét: Trước khi các vết loét hình thành, người bệnh đã phải đối mặt với những biểu hiện của tổn thương hệ thần kinh ngoại biên như: không cảm nhận được nhiệt độ, mất cảm giác... Lâu dần các chi không nhận đủ oxi từ máu huyết sẽ dẫn đến chứng loét bàn chân.
- Hoại tử chân: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất do các vết loét chân không được điều trị đúng cách.
Các vết loét rất khó để lành lặn
Hướng dẫn cách chăm sóc bàn chân đái tháo đường
Bạn đang bị tiểu đường và có biểu hiện bị viêm loét bàn chân cần đặc biệt chú ý:
- Thường xuyên kiểm tra chân: Bạn cần phải kiểm tra kĩ các kẽ chân, đầu ngón chân, bàn chân xem có phát hiện vết xước, vết rộp hay chai sạn không. Ngoài ra, cũng cần theo dõi thường xuyên xem da chân có gì bất thường, nứt nẻ, phồng đỏ hay không.
- Vệ sinh bàn chân: Bạn nên rửa sạch chân bằng xà phòng, nhất là các vùng kẽ chân, móng chân. Sau đó, lau sạch chân bằng khăn bông rồi bôi kem dưỡng ẩm lên toàn bộ bàn chân để tránh các vết khô nứt.
- Bảo vệ chân: Bạn cần chú ý không để chân trần sẽ dễ làm tổn thương chân. Ngoài ra, cũng không nên cắt móng chân quá sâu. Nếu di chuyển trong nhà nên sử dụng các loại dép bông nhẹ.
- Tuyệt đối không chườm nóng hay ngâm chân bằng nước ấm để tránh tổn thương bàn chân.
Bàn chân bị biến chứng do kiểm soát đường huyết kém
Xem thêm: Phương pháp điều trị bệnh lý bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường
Khang Mạch Linh - Hỗ trợ đẩy lùi hoại tử chân do biến chứng bệnh tiểu đường
Bên cạnh việc kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể thường xuyên, bệnh nhân tiểu đường cũng cần phải có biện pháp giúp thúc đẩy máu lưu thông đến các vùng chi nhiều hơn để giảm nguy cơ viêm loét, hoại tử chi.
Sản phẩm Khang mạch linh - Hỗ trợ điều trị bệnh lý bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường
Khang Mạch Linh là sản phẩm được bào chế 100% từ những dược liệu tự nhiên, chú trọng bổ huyết, hoạt huyết trong cơ thể. Sản phẩm gồm các thảo dược: Đương quy, Xích thược, Hoa hòe, Xuyên khung, Ngưu tất... đều đem lại công dụng tăng cường máu huyết, thúc đẩy hệ tuần hoàn máu. Ngoài ra, Khang Mạch Linh còn có thành phần: Liên kiều, Kim ngân hoa, Xa tiền, Thổ phục linh, Mộc thông... vừa tốt cho thành mạch, vừa tác động vào can Thận, giúp bổ chính khí, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Khang Mạch Linh được bào chế dựa trên những nghiên cứu cụ thể về các thành phần thảo dược Đông y, sản phẩm an toàn tuyệt đối với người dùng.