Viêm mao mạch hoại tử và những dấu hiệu cảnh báo ban đầu
Viêm mao mạch hoại tử thường biến chứng từ viêm mao mạch dị ứng. Dấu hiệu cảnh báo viêm mao hoại tử thường bị nhầm lẫn với bệnh lý tiểu đường dẫn đến điều trị khó khăn.
Viêm mao mạch hoại tử: Biến chứng từ viêm mao mạch dị ứng
Viêm mao mạch dị ứng là căn bệnh tự miễn, hình thành do phản ứng của hệ miễn dịch làm lắng đọng IgA trong thành mạch nên còn được gọi là viêm mạch IgA. Người mắc viêm mao mạch dị ứng thường có dấu hiệu nhận biết là các phát ban xuất huyết dưới da không đau, không ngứa, chủ yếu ở tay và chân.
Viêm mao mạch dị ứng nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến viêm mao mạch hoại tử. Cả hai bệnh lý này đều là bệnh tự miễn. Viêm mao mạch hoại tử thường xảy ra ở chi dưới do cấu tạo tĩnh mạch chân nằm cách xa tim, chịu nhiều áp lực từ trọng lực cơ thể.
Loạn dưỡng da chân ở người viêm mao mạch hoại tử nhẹ
Dấu hiệu nhận biết viêm mao mạch hoại tử: Biết càng sớm, điều trị càng nhanh
Dấu hiệu nhận biết viêm mao mạch hoại tử như sau:
- Xuất hiện các mảng màu đỏ, tím thẫm trên da, bờ nổi cao.
- Cảm thấy sưng, đau vùng chân bị bệnh.
- Bệnh tiến triển nặng dẫn đến viêm loét, hoại tử vùng da chân.
Hoại tử chân thường hình thành do mạch máu và các tế bào xung quanh không được cấp máu đầy đủ trong thời gian dài. Người bệnh đang mắc viêm mao mạch dị ứng hoặc đột nhiên nhận thấy các mảng nâu đỏ, tím thẫm trên da, sưng đau chân nên đi thăm khám sớm để tránh biến chứng nhiễm trùng, hoại tử nặng phải tháo khớp, cắt cụt chi.
Viêm mao mạch hoại tử nặng có thể phải cắt cụt chi
Điều trị viêm mao mạch hoại tử như thế nào?
Hoại tử là dấu hiệu nguy hiểm bởi tổn thương tế bào không có khả năng phục hồi. Vì vậy, việc điều trị cần chú trọng đào thải các tế bào chết và sản sinh các loại tế bào mới. Cơ chế này chịu sự chi phối của lưu thông máu huyết, giúp tăng tuần hoàn máu đến các cơ quan.
Điều trị viêm mao mạch hoại tử cần chú trọng thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Ở giai đoạn đầu, bệnh mới chỉ gây đau, nhưng giai đoạn tiến triển nặng có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong đi lại, thậm chí có thể phải nằm yên một chỗ. Bệnh không được điều trị đúng cách hoặc điều trị muộn khi nhiễm trùng, hoại tử lan rộng còn gây đau nhức xương khớp, suy yếu gan, thận, thậm chí phải tháo khớp để ngăn chặn nhiễm trùng, bảo toàn tính mạng.
- Điều trị theo Tây y:
Nguyên tắc điều trị của Tây y là hỗ trợ giảm triệu chứng và bảo tồn chi là chính. Hiện nay Tây y chưa có loại thuốc nào đặc trị viêm mao mạch hoại tử. Một số loại thuốc thường được kê đơn chỉ định giúp giảm đau và ngăn chặn hoại tử lan rộng như: Corticoid áp dụng cho những người hợp bệnh nhân bị hoại tử, loét chân rất nặng; thuốc ức chế miễn dịch (Azathioprin, Cyclophosphamid, Cyclosporin…) giúp giảm viêm, giảm đau. Các loại thuốc này chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong thời gian ngắn. Không áp dụng dùng lâu dài do nhiều tác dụng phụ đến Gan, Thận và tổn thương hệ miễn dịch rất nguy hiểm.
- Điều trị theo Y học cổ truyền:
Nguyên nhân gây viêm mao mạch dị ứng và viêm mao mạch hoại tử đều do hệ miễn dịch bị thương tổn. Vì vậy, củng cố miễn dịch là yếu tố tiên quyết giúp điều trị viêm mao mạch hoại tử tận gốc. Đông y cho rằng, khi chính khí cơ thể được phục hồi sẽ khiến khí huyết khỏe mạnh, chức năng Gan, Thận được củng cố từ đó sẽ loại bỏ nhanh chóng các biểu hiện của viêm mao mạch hoại tử.
Y học cổ truyền có rất nhiều tài liệu lưu giữ hàng nghìn bài thuốc củng cố chính khí, hoạt huyết. Điều trị bằng các thảo dược tự nhiên đem lại hiệu quả tốt nhưng cần kiên trì, kết hợp ăn uống, sinh hoạt lành mạnh ngăn chặn tái phát.
Kết hợp thảo dược Đông y giúp loại bỏ viêm mao mạch hoại tử tận gốc
- Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cho người viêm mao mạch hoại tử:
+ Đồ hải sản, thức ăn cay nóng có thể làm viêm mao mạch hoại tử tiến triển nặng hơn nên người bệnh tránh ăn nhiều tôm, cua, mực, ớt….
+ Tăng cường vitamin C, ăn nhiều cam, quýt, ổi, sữa chua….
+ Ăn nhiều rau xanh, hoa quả; uống nhiều nước.
+ Không uống rượu, bia, đồ uống có ga rất có hại cho thần kinh, gan, thận, xương khớp và làm hoại tử lan rộng.
+ Không hút thuốc lá bởi thành phần trong thuốc lá làm tổn thương mạch máu.
Như vậy, viêm mao mạch hoại tử có thể dễ dàng nhận biết qua các vết màu tím thẫm, đỏ nâu dưới da. Người bệnh nên sớm đi thăm khám để có biện pháp điều trị nhằm ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.