Bàn chân bị hoại tử ở bệnh nhân đái tháo đường có nguy hiểm không?
Bàn chân bị hoại tử là nỗi lo của đa số bệnh nhân tiểu đường. Biến chứng bàn chân ở người đái tháo đường như thế nào? Làm thế nào để xử trí tránh hoại tử? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Nguyên nhân dẫn đến bàn chân bị hoại tử
Bàn chân bị hoại tử ở bệnh nhân tiểu đường là dấu hiệu các dây thần kinh ngoại biên bị viêm loét, dẫn đến hoại tử các mô tế bào ở chân. Thống kê cho thấy khoảng 4 – 10% người mắc đái tháo đường gặp phải các vấn đề về chân, trong đó khoảng 1 – 4% bị viêm loét và hoại tử mô.
Lý giải nguyên nhân dẫn đến bàn chân bị hoại tử phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường, bác sĩ chuyên khoa cho rằng:
- Do bệnh tiểu đường gây rối loạn chức năng thần kinh ngoại biên: Người đái tháo đường thường có cảm giác đau tức ở các chi dẫn đến nhiễm trùng, khó chịu, lở loét, rộp bàn chân. Những biểu hiện này nếu không được bác sĩ can thiệp sớm sẽ gây bàn chân bị hoại tử và không ít bệnh nhân phải cắt cụt chi. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người đáo thái đường có nguy cơ viêm loét và hoại tử cao gấp 7 lần người bình thường. Ước tính khoảng 45 - 60% bị loét chân là do biến chứng bệnh lý thần kinh, và khoảng 45% là do bệnh lý thần kinh và thiếu máu cục bộ gây nên.
- Do bệnh mạch máu ngoại vi (hay PAD): Tổn thương mạch máu ngoại vi dẫn đến lưu thông máu đến chi kém, các chi bị thiếu oxi và dinh dưỡng, làm phá vỡ các mô tế bào. Đó là nguyên nhân khiến do tình trạng viêm loét chân do đái tháo đường rất khó để phục hồi như người bình thường.
- Do một số yếu tố khác như: Người bệnh ít vận động, tuổi tác cao, có tiền sử bị dị tật bàn chân từ trước, lượng đường huyết trong máu đột ngột tăng cao… cũng tác động làm tăng nguy cơ bàn chân bị hoại tử.
Bàn chân có nguy cơ phải cắt cụt chi vì hoại tử
Triệu chứng nhận biết bàn chân bị hoại tử ở bệnh nhân đái tháo đường
Dưới đây là tổng hợp một số triệu chứng điển hình nhất giúp bạn nhận biết sớm các vết loét ở bàn chân như:
- Dấu hiệu ngứa râm ran, tê nhức, phồng rộp, mất cảm giác ở chân.
- Xung quanh bàn chân có nhiều vệt đỏ, màu sắc da thay đổi.
- Đau nhức ở bàn chân.
- Có các vết loét hình thành.
- Một số dấu hiệu khác như: cơ thể ớn lạnh, sốt, chân tay tấy đỏ, khó kiểm soát lượng đường trong máu.
- Loét chân dẫn đến áp xe, hoại tử, nhiễm trùng da, xương.
- Ở giai đoạn bệnh nặng còn gây biến dạng xương, các ngón chân bị dịch chuyển, bị gãy, thậm chí cắt cụt ngón chân.
Hoại tử khô ở người mắc bệnh nhân tiểu đường
Biến chứng bàn chân bị hoại tử có thể ngăn ngừa được không?
Thực tế nếu biết cách chăm sóc các vết thương ở bệnh nhân tiểu đường có thể dự phòng biến chứng bàn chân bị hoại tử tốt. Dưới đây là một số cách giúp bệnh nhân đái tháo đường giảm thiểu các biến chứng:
- Hàng ngày nên rửa chân bằng nước ấm và xà phòng, sau đó lau khô chân bằng khăn sạch.
- Kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện, uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Bôi kem dưỡng ẩm cho các vùng chân bị khô da sau khi đã rửa sạch và lau khô. Tuy nhiên không nên thoa kem vào kẽ ngón chân tránh trường hợp kem bết rít dẫn đến viêm.
- Kiểm tra chân mỗi ngày để phát hiện sớm các nốt mẩn đỏ, nốt chai, viêm loét.
- Cắt gọn móng chân thường xuyên.
- Làm mịn và chà các vết chai ở chân bằng đá bọt hoặc bảng nhám để ngăn ngừa chai chân.
- Vận động thể dục thể thao hàng ngày để tuần hoàn máu đến các chi được linh hoạt.
- Không nên ngồi bắt chéo chân hoặc ngồi xổm giúp máu huyết lưu thông tốt nhất.
- Lựa chọn giày dép phù hợp để
- Không dùng thuốc lá, bia, rượu, nước ngọt và các loại nước uống có chứa cồn.
- Thường xuyên tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa.
Bàn chân bị hoại tử là biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường. Không ít người đã phải cắt cụt chi dẫn đến sống thực vật đến hết đời. Người mắc bệnh tiểu đường nên sớm đi thăm khám, tuân thủ biện pháp điều trị và chế độ dinh dưỡng để ngăn chặn các vết lở loét bị biến chứng.