Cách chữa vết thương bị hoại tử giảm nguy cơ lở loét, có mùi
Cách chữa vết thương bị hoại tử cần phải kết hợp 2 yếu tố là thuốc điều trị hoại tử và chăm sóc vết thương hàng ngày. Vết thương bị hoại tử cần phải được điều trị càng sớm càng tốt để giảm đau đớn, mặc cảm và hỗ trợ người bệnh lao động và sinh hoạt hàng ngày.
Thế nào là vết thương bị hoại tử?
Vết thương bị hoại tử có thể do rất nhiều nguyên nhân như: do chấn thương hoặc người phải nằm lâu 1 chỗ (tai biến, liệt cơ vận động)… đều có thể dẫn đến viêm loét da. Các vết thương nhỏ nếu không được chăm sóc đúng cách, để vi khuẩn xâm nhập cũng dẫn đến viêm loét, hoại tử da.
Đa phần hoại tử gặp ở các vị trí như: tay và chân. Các vết loét ở chân, tay thường là do tác động của các bệnh lý nền như: đái tháo đường, viêm tắc mạch máu, bệnh mạch máu ngoại biên (suy giãn tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch, viêm tắc động mạch), hoặc do bệnh tự miễn (viêm mao mạch hoại tử) khiến máu huyết lưu thông kém khiến các chi không nhận được máu huyết nuôi dưỡng và làm tổn thương khó lành.
Hoại tử chân do bệnh viêm tắc động mạch
Cách chữa vết thương bị hoại tử: Cần cẩn trọng
1. Cách chữa vết thương bị hoại tử theo Đông y
Y học cổ truyền nêu quan điểm về hoại tử, cho rằng đây là bệnh lý chủ yếu hình thành do huyết ứ. Khi máu huyết không được điều hòa đến các cơ quan sẽ dẫn đến các vùng tổn thương không nhận được oxi và dinh dưỡng, khiến các vết thương khó lành lặn.
Vì vậy, cách chữa vết thương hoại tử theo Đông y cần chú trọng các dược liệu thông huyết mạch, tán ứ để tuần hoàn máu được khỏe mạnh. Các vùng chi khi nhận đủ lượng máu sẽ mau chóng phục hồi mô tế bào bị thương tổn. Một số thảo dược giúp giảm nhanh ứ huyết như: Đan sâm, Xích thược, Xuyên khung, Đương quy, Hoàng kỳ, Thục địa… được áp dụng trong rất nhiều bài thuốc trị hoại tử.
Y học cổ truyền cũng có rất nhiều thảo dược kháng viêm tự nhiên như: Kim ngân hoa, Liên kiều, Thổ phục linh…. Những dược liệu này giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm viêm, giảm đau. Khi kết hợp các loại thảo dược hoạt huyết cùng với nhóm dược liệu giải độc tố, kháng viêm… sẽ giúp các vết hoại tử mau lành miệng.
4 vị thuốc hàng đầu trong Y học cổ truyền giúp tăng tuần hoàn máu
2. Cách chữa vết thương bị hoại tử theo Tây y
Chữa hoại tử theo Tây y cần chú ý làm sạch bề mặt vết thương, loại bỏ hết các tế bào bị hoại tử. Việc làm này cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thực hiện sẽ giúp khử khuẩn, tránh nhiễm trùng vết thương.
Sau khi vết thương được sát khuẩn, bác sĩ chuyên khoa sẽ kết hợp kê đơn thuốc kháng sinh giảm đau, kháng viêm, tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
3. Hướng dẫn cách chăm sóc vết thương bị hoại tử
Chăm sóc các vết loét cần phải chú ý một số điều quan trọng dưới đây:
- Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh cần chú ý ăn uống đủ chất, tăng cường các loại thực phẩm giàu kẽm, oxi, vitamin C để hỗ trợ tái tạo mô tế bào mới.
- Chăm sóc bề mặt vết loét: Cần chú ý rửa, loại bỏ dịch viêm hàng ngày, ngăn chặn nhiễm khuẩn. Người bệnh có thể tham khảo sử dụng các dung dịch sát khuẩn để làm giảm bệnh. Lưu ý không nên dùng các loại sát khuẩn như: natri chlorid 0,9%, hydro peroxyd, Hypocholorid, povidine-iod, chlorhexidine… vì các loại dung dịch này có thể làm vết thương chậm lành. Vết thương bị hoại tử có thể đào thải ra một lượng dịch lớn do bị viêm nhiễm, vì vậy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng Alginat hoặc hydrocollorid để hút ẩm. Các vết thương bị hoại tử đều có nhiễm khuẩn nên cần kết hợp dùng thuốc bôi và thuốc uống phù hợp để ngăn chặn nhiễm trùng sớm.
- Băng bó vết thương: Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Một số vết thương có thể băng bó cẩn thận, một số không nên băng bó chặt mà nên để hở để vết thương thông thoáng và mau lành hơn. Các loại bông, gạc, len không nên áp dụng cho vết thương sâu vì sợi bông có thể dính vào vết thương, khiến nguy cơ nhiễm khuẩn cao và làm đau rát hơn.
- Một số hoạt động tốt cho vết loét như: kê cao chân, thực hiện các bài tập gấp cổ chân, dùng băng ép… áp dụng cho các vết thương bị hoại tử do các bệnh lý như: suy giãn tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tắc động mạch….
- Cẩn trọng khi dùng bất kì loại thuốc bôi nào cần phải theo đúng hướng dẫn của bác sĩ có trình độ chuyên môn, tuyệt đối không nên sử dụng bừa bãi tránh bệnh nặng thêm.
Trên đây gợi ý các cách chữa vết thương bị hoại tử theo Đông y và Tây y. Người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi điều độ để các vết thương mau lành.