Chân hoại tử do viêm tắc mạch máu chi dưới điều trị như thế nào?
Viêm tắc mạch máu chi dưới gây thiếu máu cục bộ đi nuôi dưỡng chi dưới, lâu ngày có thể dẫn đến hoại tử chân. Chăm sóc chân hoại tử như thế nào? Có điều trị được không? Nội dung bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Cơ chế gây chân hoại tử do viêm tắc mạch máu chi dưới
Viêm tắc mạch máu chi dưới hình thành do cục máu đông đột ngột xuất hiện bên trong lòng mạch máu, làm cản trở lưu thông máu xuống chi dưới. Triệu chứng nhận biết bệnh bao gồm: đau cách hồi, nghỉ ngơi không đỡ, vết loét trên chân không lành và dần hoại tử. Trong đó, người hút thuốc lá thường có tỉ lệ cao mắc bệnh lý này.
Viêm tắc mạch máu chi dưới thường có biểu hiện thâm nhiễm bạch cầu trung tính kèm theo Lympho lớp nội mạc, cùng với tế bào nội mô tăng sinh.
Hoại tử tay chân do thói quen hút thuốc lá
Triệu chứng nhận biết chân hoại tử do viêm tắc mạch máu chi dưới
Triệu chứng nhận biết chân hoại tử do viêm tắc mạch máu chi dưới như sau:
- Bắt đầu từ các mạch xa nhất của vùng chi dưới như đầu ngón chân có dấu hiệu tê, lạnh, ngứa râm ran. Sau đó, những cơn đau cách hồi thường xuất hiện nhiều ở vùng cẳng chân, bàn chân, có thể kéo dài dai dẳng, cường độ lớn.
- Giai đoạn sau, những vết loét bắt đầu hình thành và có thể phát triển thành hoại tử. Cường độ cơn đau dữ dội nhiều hơn.
- Mạch yếu hoặc không có biểu hiện các động mạch ở vùng cổ tay. Khi thực hiện nghiệm pháp Allen sẽ thấy các màu xanh, tím nhiều hơn, màu hồng giảm đi, các ngón tay đều bị ảnh hưởng, khả năng vận động của chân, tay đều giảm rõ rệt.
- Chân bị hoại tử còn có biểu hiện lở loét, đau nhức, chảy máu, mủ.
Người mắc viêm tắc mạch máu chi dưới nên đi khám định kỳ để phát hiện sớm các vết lở loét và có biện pháp điều trị từ sớm, ngăn chặn hoại tử, đoạn chi.
Hoại tử chân do vết thương không được chăm sóc đúng cách
Chẩn đoán chân bị hoại tử do viêm tắc mạch máu chi dưới
Ngoài các dấu hiệu lâm sàng, chẩn đoán chân bị hoại tử do viêm tắc mạch máu cũng cần kết hợp các xét nghiệm như:
- Phát hiện chỉ số ABI (chỉ số huyết áp tâm thu của vùng động mạch cánh tay và cổ chân) dương tính với thiếu máu.
- Siêu âm tim để phân biệt với huyết khối từ tim.
- Xét nghiệm máu: Xem xét các chỉ số đo kháng thể khánh nhân, kháng thể nhiễm sắc thể… để loại trừ hội chứng viêm mạch.
- Xét nghiệm kháng thể kháng phospholipid để phân biệt với hội chứng kháng thể kháng phospholipid cũng gây viêm mạch.
- Chụp mạch, phát hiện các đoạn tắc nghẽn và mức độ tắc nghẽn chân.
Chân hoại tử do viêm tắc động mạch
Điều trị chân bị hoại tử do viêm tắc mạch máu chi dưới
Chân bị hoại tử do bệnh lý về mạch máu ở chi dưới cần chú ý:
- Cai nghiện thuốc lá: Thành phần của khói thuốc lá khiến co rút thành mạch, tăng nguy cơ xơ vữa thành mạch, làm giảm lưu thông máu nên muốn điều trị hoại tử chân, người bệnh nên cai thuốc lá càng sớm càng tốt.
- Nên tránh làm việc trong môi trường lạnh do nhiệt độ thấp làm máu huyết lưu thông kém hơn.
- Không ngâm chân bằng nước nóng, không sử dụng các loại giày dép quá chật.
- Bác sĩ chuyên khoa có thể tiêm tĩnh mạch iloprost 0,5 đến 3 ng/kg/phút trong khoảng 6 giờ để giảm biến chứng phải cắt cụt chi. Ngoài ra một số loại thuốc khác có thể Pentoxifylline, chất ức chế thromboxane, thuốc chẹn kênh calci… cũng mang lại hiệu quả.
- Thực hiện phẫu thuật cắt dây thần kinh giao cảm để giảm đau có hiệu quả làm lành vết loét khoảng 70%.
Điều trị chân hoại tử theo Đông y được rất nhiều người ưa chuộng bởi đem lại hiệu quả tốt. Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc kết hợp các dược liệu quý giúp hoạt huyết, thông mạch, tăng cường tuần hoàn máu và tăng sức bền thành mạch sẽ giúp cải thiện nhanh triệu chứng của viêm tắc tĩnh mạch.
Ngoài ra, người bệnh bị chân hoại tử do viêm tắc mạch máu cũng cần chú ý sinh hoạt lành mạnh, giữ gìn vệ sinh vết loét theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa kết hợp với chế độ ăn uống nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế ăn các thực phẩm làm gia tăng vết loét như: thịt gà, hải sản, thịt chó, thịt bò… để bệnh mau chóng khỏi.