Chữa viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới có nên phẫu thuật không?
Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới là bệnh lý gây phản ứng viêm tĩnh mạch do xuất hiện huyết khối trong lòng mạch. Chữa viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới như thế nào đem lại hiệu quả cao, không gây tái phát? Dưới đây là gợi ý dành cho bạn.
Bệnh viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới là gì?
Tĩnh mạch trong cơ thể có vai trò đưa máu huyết đã nhận đủ oxi từ các cơ quan quay trở lại tim. Cấu tạo tĩnh mạch chia làm 3 loại: tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên. Trong đó, tĩnh mạch sâu có van tĩnh mạch 1 chiều, giúp đẩy máu lưu thông về tim theo 1 hướng nhất định nên đa số gặp phải bệnh lý về mạch máu ở vùng tĩnh mạch này.
Tĩnh mạch nông nằm ngày dưới da, có thể nhận biết bằng mắt thường. Bệnh lý thường gặp phổ biến ở tĩnh mạch nông là suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, với những người thường xuyên phải thực hiện kĩ thuật tiêm truyền tĩnh mạch dẫn đến tổn thương tĩnh mạch nông.
Viêm tắc tĩnh mạch nông thường xảy ra ở chân, do tĩnh mạch chi dưới có vị trí xa tim và cấu tạo phức tạp hơn. Khi cục máu đông hình thành ở vùng tĩnh mạch nông gây nên phản ứng viêm, dẫn đến bệnh viêm tắc tĩnh mạch nông với các triệu chứng nhận biết như:
- Tê bì chân, dị cảm ở vùng bắp chân và bàn chân.
- Đau dọc theo tĩnh mạch nông.
- Tĩnh mạch đỏ, sưng, phù nề.
- Một số người còn bị sốt là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Khi đang nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh nên sớm đi thăm khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và chữa viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới, ngăn chặn nguy cơ lở loét, hoại tử chi.
Hình ảnh viêm tắc tĩnh mạch nông
Ai có nguy cơ mắc viêm tĩnh mạch nông chi dưới?
Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới thường xuất hiện sau khi thực hiện các hoạt động tiêm truyền tĩnh mạch. Người có tiền sử mắc suy giãn tĩnh mạch cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Đặc biệt phụ nữ mang thai, hoặc người vừa trải qua sinh nở làm trọng lượng cơ thể tăng, ít vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Người béo phì, thừa cân, vận động kém cũng có khả năng mắc bệnh về mạch máu cao hơn bình thường.
Viêm tĩnh mạch nông chi dưới thường không nguy hiểm như viêm tắc tĩnh mạch sâu. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây viêm lan rộng đến vùng tĩnh mạch sâu, dẫn đến phù nề, lở loét, hoại tử chi.
Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới có nên phẫu thuật không?
Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới không nguy hiểm như viêm tắc tĩnh mạch sâu chi dưới nên đa phần không nhất thiết phải phẫu thuật. Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc của Y học cổ truyền, giúp thông mạch, hoạt huyết, tăng sức bền thành mạch, giúp trị bệnh hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cân nhắc sử dụng thuốc chống đông theo tư vấn của bác sĩ để ngăn ngừa cục máu đông tăng kích cỡ.
Hình ảnh sưng chân do viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới
Gợi ý cách chữa viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới
Chữa viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới cần phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám để xác định mức độ bệnh lý. Viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới cần kết hợp các biện pháp giảm cân, tập thể dục, đi tất áp lực để giúp tăng cường lưu thông máu. Buổi tối đi ngủ người bệnh nên nằm kê cao chân để vận chuyển máu từ chân trở về tim tốt hơn.
Bác sĩ chuyên khoa có thể tư vấn sử dụng thuốc chống đông máu để giảm nguy cơ tăng kích cỡ cục máu đông, giúp tăng tuần hoàn máu. Việc điều trị bằng thuốc chống đông máu cần phải tham khảo liều lượng và thời gian sử dụng thuốc để tránh các biến chứng xuất huyết nguy hiểm đến tính mạng.
Để chữa dứt điểm viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới, người bệnh cũng cần cải thiện thói quen tốt cho tĩnh mạch như: dừng hút thuốc, vận động cơ thể hàng ngày. Những chị em đang sử dụng thuốc tránh thai hoặc điều trị bằng hormone thay thế, phụ nữ đang mang thai cần được bác sĩ theo dõi để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Chữa viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới cần phải kiên trì, tránh những biến chứng nguy hiểm khác. Bạn đang nhận thấy biểu hiện nghi ngờ mắc viêm tắc tĩnh mạch nông chi dưới nên đến cơ sở y tế để kịp thời phát hiện và điều trị sớm.