Da bị hoại tử khô là gì? Có điều trị được không?

Da bị hoại tử khô là một dạng bệnh lý hiếm gặp. Bệnh thường gặp ở đầu ngón tay, ngón chân, sau đó có thể lan rộng ra bàn tay, bàn chân làm người bệnh đau đớn, thậm chí mất khả năng vận động.

Vì sao da bị hoại tử khô thường gặp ở đầu ngón tay, ngón chân?

Da bị hoại tử khô hình thành khi máu huyết lưu thông kém đến các bộ phận của cơ thể, nhất là các vùng nằm cách xa tim như tay và chân. Các cơ quan này dần khô lại, chuyển từ màu tím tái sang nâu, đen vì thiếu oxi và máu huyết nuôi dưỡng. Bệnh càng nặng càng gây loạn dưỡng da, xung quanh vùng da khô, sau còn có thể bong da.

Da bị hoại tử khô khác với hoại tử ướt là bởi tại bề mặt da bị hoại tử không có biểu hiện chảy máu, mủ, hay dịch. Hoại tử khô thường xảy ra ở bệnh nhân bị đái tháo đường, bệnh tự miễn, bệnh động mạch ngoại biên. Cụ thể nguyên nhân dẫn đến hoại tử khô là do:

- Tiểu đường: Đây là căn bệnh làm cản trở lưu thông máu, nhất là ở phần chi dưới. Ngoài ra, lượng đường huyết trong máu tăng cao cũng khiến cho các vết loét thường rất khó lành, người bệnh cũng bị tổn thương mạch máu ngoại biên làm cảm nhận cơn đau kém hơn mức bình thường.

- Bệnh lý về mạch máu: Các bệnh như viêm tắc động mạch, viêm tắc mạch máu, viêm tắc tĩnh mạch… đều khiến cho lưu lượng máu giảm rõ rệt đến các chi. Nhất là người mắc viêm tắc động mạch máu sẽ khiến cho các động mạch chít hẹp, làm tăng nguy cơ hoại tử khô.

Da bị hoại tử khô

Hoại tử chi dưới do viêm tắc mạch máu 

- Bệnh viêm mạch: Các bệnh tự miễn như viêm mao mạch hoại tử, bệnh Raynaud… đều khiến mạch máu bị co thắt dẫn đến hoại tử khô.

- Người nghiện thuốc lá: Khiến động mạch bị tắc nghẽn, làm giảm lưu thông máu đến các chi.

- Do các vết thương bên ngoài như: Vết bỏng, tai nạn, vết mổ làm thương tổn đến tế bào da, khiến máu huyết lưu thông chậm lại. Vết thương không được chăm sóc đúng cách, bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng sẽ khiến mô tế bào bị phá hủy.

- Bỏng lạnh: Nếu người bệnh phải làm việc với môi trường nhiệt độ lạnh sẽ khiến cho lưu lượng máu giảm. Bỏng lạnh khiến ngón tay, ngón chân dần teo lại do thiếu máu huyết.

- Do bị nhiễm trùng: Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng sẽ khiến các mô tế bào bị thương tổn, làm mô dần chết đi và hoại tử.

Da bị hoại tử khô

Hoại tử khô bàn tay do bệnh Bueger vì nghiện thuốc lá 

Điều trị da bị hoại tử khô: Cần được phát hiện sớm

Da bị hoại tử khô cần phải được điều trị ngay để tránh biến chứng nghiêm trọng. Người bệnh nên sớm nhận biết các biểu hiện của da bị hoại tử khô để có biện pháp điều trị kịp thời:

- Vùng chi bị lạnh, tê, da teo quắt.

- Chi bị co rút, vận động kém.  

- Tay, chân bị tê mỏi, ngứa.

- Vùng da bị biến đổi màu sắc, nhợt nhạt, chuyển màu đỏ tím, sang màu đen.

- Chi bị bệnh đau và khô.

Người bệnh có các triệu chứng như: sốt, huyết áp thấp, thở gấp, kém minh mẫn… là biểu hiện của sốc nhiễm trùng. Sốc nhiễm trùng thường rất hiếm khi xảy ra, nhưng cũng có thể dẫn đến đột tử.

Điều trị da bị hoại tử khô đòi hỏi phải kiên trì. Người bệnh có thể tham khảo sử dụng các loại thảo dược Đông y giúp tăng cường lưu thông máu, giảm bớt các triệu chứng đau nhức, viêm loét. Nguồn gốc của bệnh là do máu huyết bị tắc nghẽn, lưu thông kém dẫn đến bệnh nên cần sử dụng các dược liệu thông huyết mạch, hoạt huyết, bổ huyết để cải thiện tuần hoàn máu sẽ giúp phục hồi các mô tế bào bị thương tổn.

Để phòng ngừa da bị hoại tử khô, mỗi người cần chú ý:

- Dừng hút thuốc:

Từ bỏ thói quen hút thuốc lá sẽ giúp ngăn chặn tiến triển hoại tử, bởi vì khói thuốc lá làm tăng tắc và nghẽn mạch máu dẫn đến hoại tử.

- Ăn uống lành mạnh:

Người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm làm lưu thông máu kém như: dầu mỡ, nhiều đường, muối mặn, thức ăn chế biến nhanh. Thay vào đó nên bổ sung thực phẩm giàu protein, giàu germanium, chất béo tốt, các loại quả, ngũ cốc, rau xanh… để hỗ trợ tuần hoàn máu.

- Tập thể dục thường xuyên:

Nhất là các bài tập giúp máu huyết ở các chi điều hòa tốt hơn như: đi bộ, đạp xe, bơi lội… giúp tăng tuần hoàn máu đến các cơ quan. 

Da bị hoại tử khô khiến người bệnh đau đớn, vận động rất kém, thậm chí còn làm tăng nguy cơ phải cắt cụt chi. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức để phòng tránh và điều trị bệnh lý hiếm gặp này.

 

 ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ

Bệnh động mạch ngoại vi: Đau đớn, lở loét, hoại tử chi

Bệnh động mạch ngoại vi: Đau đớn, lở loét, hoại tử chi

Bệnh động mạch ngoại vi xảy ra khi vùng động mạch bị thu hẹp dẫn đến giảm lưu lượng máu đến các bộ phận của cơ thể, đặc biệt là vùng chi dưới. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh động mạch ngoại vi và những biến chứng nguy hiểm,...
Bệnh động mạch ngoại biên chi dưới gây lở loét chân do thiếu máu chi dưới

Bệnh động mạch ngoại biên chi dưới gây lở loét chân do thiếu máu chi dưới

Bệnh động mạch ngoại biên là một trong những bệnh phổ biến thường gặp ở người cao tuổi. Các động mạch chủ yếu bị tắc nghẽn bao gồm động mạch đùi, động mạch khoeo, động mạch chày sau và động mạch chày trước. Bệnh thường xuất phát từ việc tích...
Cụt chân vì thiếu máu chi dưới: Làm thế nào để ngăn chặn?

Cụt chân vì thiếu máu chi dưới: Làm thế nào để ngăn chặn?

Thiếu máu chi dưới là căn bệnh thường gặp người người cao tuổi, người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp,…. Tuy nhiên, đây là căn bệnh thường bị bỏ qua ở giai đoạn sớm, dẫn đến chẩn đoán khi đã muộn, gây nhiều biến chứng. Trong đó, cắt cụt...
Bài thuốc trị thiếu máu chi dưới do viêm tắc động mạch

Bài thuốc trị thiếu máu chi dưới do viêm tắc động mạch

Viêm tắc động mạch chi là bệnh lý dẫn đến thiếu máu chi dưới. Khi lưu lượng máu và dưỡng chất không đủ để nuôi dưỡng mô tế bào sẽ khiến cho tứ chi bị thương tổn. Dưới đây là những bài thuốc Đông y quen thuộc giúp điều trị...
Thiếu máu chi dưới: Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa

Thiếu máu chi dưới: Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa

Thiếu máu chi dưới là tình trạng mà một phần hoặc toàn bộ chi dưới không nhận được sự cung cấp máu đầy đủ để đáp ứng các hoạt động sinh lý. Ở Việt Nam, bệnh lý tim mạch và các nguy cơ liên quan như: Nghiện thuốc lá, tiểu...
Kinh nghiệm điều trị
CỤ BÀ 95 TUỔI CỤT NỬA BÀN CHÂN VÀ NGHỊ LỰC SỐNG KIÊN CƯỜNG

CỤ BÀ 95 TUỔI CỤT NỬA BÀN CHÂN VÀ NGHỊ LỰC SỐNG KIÊN CƯỜNG

Cụ bà 95 tuổi (Ba Vì, Hà Nội) bị viêm tắc động mạch chi dưới nhiều năm khiến các chi dần teo lại, hoại tử hết nửa bàn chân trái. Bàn chân cụ chảy máu mủ, đau nhức vô cùng nên toàn bộ các sinh hoạt, đi lại, vệ sinh...
PHÚT TRẢI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN SINH SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI MẮC VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG

PHÚT TRẢI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN SINH SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI MẮC VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG

Anh Tammy Nguyễn là người Việt đang sinh sống tại Úc. Anh biết tin mình mắc viêm mao mạch dị ứng nhiều năm, đã uống đủ các loại thuốc của Úc, của Mỹ, dùng thuốc bôi của Hàn, Nhật nhưng vẫn không khỏi. Vì công việc làm lái xe nên...
HỐT HOẢNG VÌ ĐÔI CHÂN THỦNG LỖ CHỖ DO VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ

HỐT HOẢNG VÌ ĐÔI CHÂN THỦNG LỖ CHỖ DO VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ

Anh Phóng (47 tuổi, sinh sống ở Thị Trấn Cam Lộ, Huyện Cam Lộ, Quảng Trị) bị viêm mao mạch hoại tử nhiều năm chạy chữa nhưng dai dẳng mãi không khỏi. Có những khi anh tưởng như chân mình đỡ hẳn rồi nhưng chỉ sau 1 bữa nhậu lại...
CHÂN NỔI NỐT THÂM ĐEN, LỞ LOÉT KHIẾN “TÔI ĐAU MUỐN CHẾT”

CHÂN NỔI NỐT THÂM ĐEN, LỞ LOÉT KHIẾN “TÔI ĐAU MUỐN CHẾT”

Chị B.T.T (tỉnh Thái Bình) mắc viêm mao mạch hoại tử nhưng diễn biến bệnh rất nhanh, khiến chị “đau muốn chết” bởi những vết lở loét, hoại tử luôn nhức nhối như có kiến bò trong xương. Thuốc Tây, thuốc Nam chị đều uống không biết bao nhiêu liệu...
TỰ TI VÀ MỆT MỎI VÌ VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG – CÂU CHUYỆN CỦA CÔ GÁI TUỔI ĐÔI MƯƠI

TỰ TI VÀ MỆT MỎI VÌ VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG – CÂU CHUYỆN CỦA CÔ GÁI TUỔI ĐÔI MƯƠI

Quỳnh Trâm sinh năm 2004 chia sẻ: “Em cứ nghĩ tuổi thanh niên, sức dài vai rộng thì làm sao có thể mắc bệnh liên quan đến suy giảm miễn dịch? Từ trước đến nay, sức khỏe em khá tốt, ít khi mắc bệnh vặt vậy mà đi khám bác sĩ...
CHIẾN ĐẤU VỚI VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ: CÂU CHUYỆN MỒ HÔI, NƯỚC MẮT VÀ TIỀN BẠC

CHIẾN ĐẤU VỚI VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ: CÂU CHUYỆN MỒ HÔI, NƯỚC MẮT VÀ TIỀN BẠC

“Tôi không biết viêm mao mạch hoại tử hình thành là do nguyên nhân gì, chỉ biết rằng bệnh không có thuốc Tây đặc trị”. Đó là lời mở đầu của bạn Trần Thuật khi chia sẻ hành trình dài đằng đẵng điều trị việm mao mạch hoại tử.
Bài đọc nhiều nhất
CỤ BÀ 95 TUỔI CỤT NỬA BÀN CHÂN VÀ NGHỊ LỰC SỐNG KIÊN CƯỜNG

CỤ BÀ 95 TUỔI CỤT NỬA BÀN CHÂN VÀ NGHỊ LỰC SỐNG KIÊN CƯỜNG

Cụ bà 95 tuổi (Ba Vì, Hà Nội) bị viêm tắc động mạch chi dưới nhiều năm khiến các chi dần teo lại, hoại tử hết nửa bàn chân trái. Bàn chân cụ chảy máu mủ, đau nhức vô cùng nên toàn bộ các sinh hoạt, đi lại, vệ sinh...
PHÚT TRẢI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN SINH SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI MẮC VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG

PHÚT TRẢI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN SINH SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI MẮC VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG

Anh Tammy Nguyễn là người Việt đang sinh sống tại Úc. Anh biết tin mình mắc viêm mao mạch dị ứng nhiều năm, đã uống đủ các loại thuốc của Úc, của Mỹ, dùng thuốc bôi của Hàn, Nhật nhưng vẫn không khỏi. Vì công việc làm lái xe nên...
HỐT HOẢNG VÌ ĐÔI CHÂN THỦNG LỖ CHỖ DO VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ

HỐT HOẢNG VÌ ĐÔI CHÂN THỦNG LỖ CHỖ DO VIÊM MAO MẠCH HOẠI TỬ

Anh Phóng (47 tuổi, sinh sống ở Thị Trấn Cam Lộ, Huyện Cam Lộ, Quảng Trị) bị viêm mao mạch hoại tử nhiều năm chạy chữa nhưng dai dẳng mãi không khỏi. Có những khi anh tưởng như chân mình đỡ hẳn rồi nhưng chỉ sau 1 bữa nhậu lại...
CHÂN NỔI NỐT THÂM ĐEN, LỞ LOÉT KHIẾN “TÔI ĐAU MUỐN CHẾT”

CHÂN NỔI NỐT THÂM ĐEN, LỞ LOÉT KHIẾN “TÔI ĐAU MUỐN CHẾT”

Chị B.T.T (tỉnh Thái Bình) mắc viêm mao mạch hoại tử nhưng diễn biến bệnh rất nhanh, khiến chị “đau muốn chết” bởi những vết lở loét, hoại tử luôn nhức nhối như có kiến bò trong xương. Thuốc Tây, thuốc Nam chị đều uống không biết bao nhiêu liệu...
TỰ TI VÀ MỆT MỎI VÌ VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG – CÂU CHUYỆN CỦA CÔ GÁI TUỔI ĐÔI MƯƠI

TỰ TI VÀ MỆT MỎI VÌ VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG – CÂU CHUYỆN CỦA CÔ GÁI TUỔI ĐÔI MƯƠI

Quỳnh Trâm sinh năm 2004 chia sẻ: “Em cứ nghĩ tuổi thanh niên, sức dài vai rộng thì làm sao có thể mắc bệnh liên quan đến suy giảm miễn dịch? Từ trước đến nay, sức khỏe em khá tốt, ít khi mắc bệnh vặt vậy mà đi khám bác sĩ...
Kết nối qua Fanpage