Dấu hiệu chân bị hoại tử cần đi khám bác sĩ ngay
Bất kì ai cũng cần biết các dấu hiệu chân bị hoại tử để thường xuyên kiểm tra, theo dõi các vết thương, tránh tình trạng nhiễm trùng xảy ra. Hoại tử chân mất rất nhiều thời gian để chữa trị, gây đau đớn và tiềm ẩn nguy cơ phải sống thực vật vì cắt đoạn chi.
Như thế nào là vết thương bị hoại tử
Hoại tử là một dạng nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Hoại tử là sự chết dần dần của các mô cơ thể, lây lan rất nhanh và xảy ra trong quá trình chữa vết thương hở hoặc sau phẫu thuật. Tình trạng này xuất hiện là do vết thương bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu hoặc gây ra vì máu không đến được các mô trong cơ thể.
Những người nghiện thuốc lá hoặc mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị hoại tử cao hơn bình thường. Bất kì vết thương hở ở vị trí nào cũng có thể dẫn đến hoại tử, nhưng đa phần gặp nhiều ở cánh tay, bàn chân, cẳng chân. Hoại tử gây nguy cơ cao phải cắt bỏ chi để ngăn chặn nhiễm trùng máu.
Vết thương bị hoại tử thường chia làm 2 loại là hoại tử khô và hoại tử ướt. Trong đó, hoại tử khô thường không có dịch máu mủ tiết ra, vết thương chuyển sang dạng thâm đen, có biểu hiện bong tróc. Hoại tử ướt ngược lại vết thương có chảy dịch màu vàng hoặc lẫn máu, lở loét và đau đớn.
Hình ảnh hoại tử đầu ngón chân cái
Top 3 dấu hiệu chân bị hoại tử cần phải thăm khám ngay
Dưới đây là top 3 dấu hiệu chân bị hoại tử giúp bạn nhận biết và điều trị bệnh sớm nhất:
1. Đau nhức
Dấu hiệu chân bị hoại tử điển hình nhất là đau nhức, cơn đau sẽ tăng dần tùy thuộc vào cấp độ hoại tử. Ở người mắc hoại tử khô, có thể đau nhưng không thấy lở loét. Còn người mắc hoại tử ướt, cơn đau thường gia tăng cường độ kèm theo biểu hiện tấy đỏ, sưng, vết loét chảy mủ.
2. Vết lở loét mùi hôi thối
Dấu hiệu chân bị hoại tử dễ nhận biết nữa là chân có mùi hôi tanh. Khi bệnh nặng còn có thể có mùi hôi thối khó chịu. Người bệnh cần phải sát trùng vết thương ngay lập tức để ngăn chặn hoại tử mô tăng dần. Sau khi sát trùng hoặc điều trị thấy vết thương hết mùi hôi, tanh có thể là dấu hiệu bệnh tiến triển tốt.
3. Sốt
Khi cơ thể bị nhiễm trùng sẽ có phản ứng bị sốt cao hoặc sốt nhẹ. Bệnh nhân có thể sốt trên 38,5 độ trong khoảng 48 giờ, người nhà cần lập tức đưa đến bệnh viện gần nhất để thăm khám, tránh nhiễm trùng máu có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Một số điều cần biết khi nhận thấy dấu hiệu chân bị hoại tử
Hiện nay, quy trình điều trị loại bỏ các dấu hiệu chân bị hoại tử đang dựa trên các nguyên tắc:
- Cắt bỏ hoại tử để tránh mô tế bào xung quanh bị ảnh hưởng. Hoại tử đã có biểu hiện lan rộng ra các vùng khác, bác sĩ cần có biện pháp thích hợp, có thể phải đoạn chi để loại bỏ mô xung quanh.
- Cần vệ sinh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn để ngăn chặn nhiễm trùng, giúp đảm bảo các vết thương sạch sẽ, không có vi khuẩn gây hại làm thương tổn thêm.
- Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau hoặc kháng sinh theo đúng đơn của bác sĩ chuyên khoa.
Các nguyên tắc trên sẽ giúp cải thiện tình trạng hoại tử để tránh gây hại đến sức khỏe và tính mạng.
Thực hiện theo các nguyên tắc trên giúp tình trạng hoại tử sẽ nhanh chóng được cải thiện và tránh được những nguy hiểm gây hại đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Cụ thể là:
- Cách xử lý phần mô hoại tử:
Cần cắt phần hoại tử mô càng sớm càng tốt để bảo tồn các mô xung quanh không bị
Phần hoại tử phải được cắt bỏ càng sớm càng tốt. Vì các mô xung quanh rất dễ bị mầm bệnh xâm nhập và dẫn đến hoại tử. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên môn thăm khám và loại bỏ phần hoại tử.
Người bệnh phải giữ vết thương khô ráo và sạch sẽ. Cần chú ý xem xét dịch vết thương, nếu làm ẩm bông băng cần phải thay băng thường xuyên. Trường hợp hoại tử nhiều có thể phải cắt bỏ phần mô bị bệnh.
- Hướng dẫn chọn dung dịch sát khuẩn dùng cho chân bị hoại tử:
Các loại dung dịch sát khuẩn giúp hỗ trợ điều trị hoại tử dưới da. Khi chọn dung dịch sát khuẩn cần chú ý lựa chọn loại dung dịch làm sạch vết thương, không gây tổn thương các nguyên bào sợi được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng. Bạn cũng nên chọn dung dịch không màu để dễ dàng quan sát tiến triển vết thương ở da.
- Hướng dẫn băng bó chân bị hoại tử:
Khi phát hiện dấu hiệu chân bị hoại tử cần được băng bó để vết thương hoại tử mau khô miệng và nhanh lành. Riêng những vùng của chân dễ bị tì đè như gan bàn chân không nên băng bó quá chặt.
Khi thay băng cần rửa tay bằng xà phòng hoặc đeo găng tay trước khi tiến hành. Sau đó, bạn tháo bỏ băng cũ, vệ sinh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, thuốc sát trùng. Nếu vết thương chưa khô nên dùng che băng gạc để sát khuẩn.
Chú ý khi băng vết thương cũng không nên để quá lỏng hoặc quá chặt. Băng lỏng làm cho vết thương ướt, tăng thêm tổn thương nhưng băng quá chặt cũng khiến gạc dính vào bề mặt, làm thời gian điều trị kéo dài hơn. Bạn nên lựa chọn các loại gạc vô trùng để tránh gây nhiễm khuẩn.
- Nguyên tắc khi dùng thuốc kháng sinh:
Thuốc kháng sinh chỉ dùng cho các trường hợp có biểu hiện sưng, đỏ, đau, nhiễm trùng. Những vết thương có nguy cơ nhiễm trùng cao cần phải can thiệp sớm bằng thuốc kháng sinh để ngăn chặn bội nhiễm. Người bệnh bắt buộc phải dùng theo đơn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý giảm hoặc tăng liều lượng để tránh tác dụng phụ đến Gan, Thận.
Trên đây là những thông tin bổ ích về dấu hiệu vết thương bị hoại tử. Hoại tử thường không nguy hiểm đến tính mạng nếu được phát hiện sớm nhưng có thể lây lan sang các mô xung quanh nếu không biết cách ngăn chặn kịp thời.