Dấu hiệu hoại tử chân phát hiện sớm ngăn chặn cắt cụt chi
Các vết thương, vết lở loét ở chân nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể phát triển thành vết hoại tử. Phát hiện sớm các dấu hiệu hoại tử chân giúp điều trị bệnh hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ phải cắt cụt chi.
Vì sao hoại tử chân có thể dẫn đến phải cắt cụt chi?
Hoại tử chân có thể gặp ở bất kì vị trí nào như: bàn chân, ngón chân, cẳng chân, cổ chân…. Hoại tử là thuật ngữ để chỉ tình trạng mô tế bào chết đi không thể tái tạo lại. Hoại tử thường đi kèm với nhiễm trùng, khi nhiễm trùng lan rộng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Với các trường hợp mắc bệnh quá nặng cần phải tháo khớp, cắt cụt chi.
Bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng các dấu hiệu hoại tử chân cần phải được phát hiện càng sớm càng tốt để có biện pháp điều trị đúng cách giúp bảo toàn chi.
Tổng hợp một số nguyên nhân gây hoại tử chân
Hoại tử chân không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây đau đớn, làm mất khả năng vận động. Tỉ lệ người bệnh bị hoại tử cắt cụt chi đang ngày càng gia tăng do thiếu hiểu biết dẫn đến không phát hiện dấu hiệu hoại tử và không có biện pháp điều trị sớm.
Một số nguyên nhân dẫn đến hoại tử chân thường gặp là:
- Biến chứng của bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường thường bị tổn thương mạch máu dẫn đến lưu lượng máu nuôi dưỡng chân kém. Đặc biệt, khả năng phục hồi các vết thương của người mắc bệnh đái tháo đường cũng rất kém nên dù vết thương rất nhỏ cũng có thể tiến triển thành hoại tử.
Bệnh nhân hoại tử chân do biến chứng bệnh tiểu đường
- Do tai nạn, chấn thương: Các chấn thương nặng gây gãy chân, lở loét chân không được chăm sóc đúng cách đều có thể dẫn đến hoại tử chân.
- Do mạch máu bị tắc nghẽn: Tình trạng huyết ứ có thể khiến cho mạch máu không được điều hòa, các tế bào chân không được nuôi dưỡng sẽ dễ chuyển sang hoại tử.
- Do nghiện thuốc lá: Người nghiện thuốc lá thường dễ bị viêm tắc động mạch, làm hình thành cục máu đông trong thành mạch, dẫn đến viêm loét, hoại tử.
- Do nhiễm trùng: Ngay cả các vết thương nhỏ, mụn nhọt không được chăm sóc đúng cách đều có thể gây nhiễm trùng, hoại tử.
Dấu hiệu hoại tử chân: Nhận biết càng sớm càng tốt
Dưới đây là những dấu hiệu hoại tử chân cho bạn tham khảo:
- Nhiễm khuẩn, sưng viêm vết thương:
Nếu có bất kì vết thương nào ở bàn chân có biểu hiện bị nhiễm khuẩn, sưng to, màu đỏ, lan rộng sang các vùng khác đều cảnh báo nguy cơ hoại tử.
- Đau nhức gia tăng:
Người có vết thương ở ngón chân, bàn chân, cẳng chân bị đau nhức dữ dội làm vận động khó khăn có thể là dấu hiệu hoại tử chân sớm.
- Màu da chân biến đổi:
Da chân biến đổi từ mịn màng sang nhăn nheo, từ màu vàng sang màu nâu, nâu sẫm hoặc đen là những dấu hiệu hoại tử nghiêm trọng có thể phải tháo khớp chi.
- Có bọt trắng kèm theo dịch mủ:
Khi vết thương có nổi các bọt trắng kèm theo mủ, dịch trên bề mặt cần được thăm khám ngay bởi đây là biểu hiện hoại tử.
- Mùi hôi tanh:
Vết thương hoại tử thường có mùi hôi tanh, thậm chí nhiễm trùng còn làm mùi hôi thối rất khó chịu và đau đớn.
- Sốt cao:
Khi cơ thể có dấu hiệu nhiễm trùng sẽ dẫn đến chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, sốt cao không dứt.
Bệnh nhân hoại tử chân do viêm tắc động mạch
Khi phát hiện dấu hiệu hoại tử chân cần phải làm gì?
Khi nhận thấy dấu hiệu hoại tử chân, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng dụng cụ tiệt trùng để loại bỏ vết thương, cắt bỏ phần hoại tử mô. Bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm giúp loại bỏ vi khuẩn, ngăn chặn nhiễm trùng mô tế bào.
Theo quan điểm của Y học cổ truyền, hoại tử chân không chỉ xuất phát từ nguyên nhân ăn uống không điều độ, thói quen hút thuốc lá mà chủ yếu do máu huyết không được lưu thông đến các chi. Muốn phục hồi các tế bào bị thương tổn cần phải có biện pháp tăng cường lưu thông máu huyết đến với chi dưới. Tuần hoàn máu được điều hòa đến các cơ quan sẽ giúp các mô tế bào được nuôi dưỡng, làm vết thương mau lành.
Dấu hiệu hoại tử chân như: viêm loét, mưng mủ, chảy nước, đau nhức… được phát hiện càng sớm càng giảm nguy cơ phải tháo khớp, sống thực vật. Đặc biệt với những người bị bệnh về mạch máu, bệnh đái tháo đường… cần phải thường xuyên kiểm tra chân để phát hiện sớm các vết loét và có biện pháp điều trị thích hợp.