Dấu hiệu hoại tử chi và những điều cần biết để xử lý vết thương lan rộng
Hoại tử chi không chỉ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động mà còn có thể gây tàn phế suốt đời. Bài viết tổng hợp những dấu hiệu hoại tử chi và những cách đơn giản giúp giảm nhiễm trùng, ngăn chặn nguy cơ bị cắt cụt chi.
Hoại tử chi là biến chứng của bệnh gì?
Hoại tử chi là hiện tượng các mô tế bào ở chân, tay bị chết dần đi. Hoại tử chi có thể tăng nguy cơ bị nhiễm trùng gây tử vong. Nhiều người may mắn qua khỏi nhưng không biết cách điều trị cũng khiến phải đối mặt với nguy cơ phải cắt cụt chi, khiến suốt đời sống tàn tật.
Hoại tử chi là hậu quả của việc máu huyết lưu thông tới các mô tế bào ở các chi đột ngột giảm sút, làm cho các tế bào không nhận đủ dinh dưỡng và lượng oxi cần thiết. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do có phản ứng viêm ở các vết viêm loét và trong máu hình thành cục máu đông làm lưu thông máu đến chi rất kém.
Dấu hiệu hoại tử chi có thể hình thành do một số yếu tố khác như:
- Do chấn thương, cọ sát… nhưng không biết cách chăm sóc chi, khiến nhiễm trùng chi và hoại tử.
- Do bệnh lý đái tháo đường, cao huyết áp, tắc mạch máu…. Những người có sẵn các bệnh lý nền khi có vết thương ở tay, chân dù nhỏ cũng khó điều trị hơn người bình thường do máu huyết lưu thông kém đến các chi. Càng để lâu càng tăng nguy cơ hoại tử.
- Do điều trị các vết thương, vết lở loét sai cách, không đảm bảo vệ sinh như: bó lá, bôi kem kém chất lượng….
- Do nghiện thuốc lá khiến tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, làm động mạch tắc nghẽn, lâu dài sẽ dẫn đến hoại tử chi.
Hoại tử đầu ngón tay thường gặp ở bệnh nhân nghiện thuốc lá
Như vậy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hoại tử chi. Những người có bệnh lý nền như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, viêm tắc mạch máu… nên đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa để phát hiện sớm các vết thương bất thường và có biện pháp chăm sóc, điều trị triệt để.
Dấu hiệu hoại tử chi: Đừng coi thường vết thương dù nhỏ nhất
Dấu hiệu nhận biết hoại tử chi sớm bao gồm:
- Cảm thấy đau, yếu cánh tay, bàn tay, cẳng chân, bàn chân.
- Sưng tay, chân.
- Đi lại, cầm nắm đồ vật khó khăn hơn bình thường.
- Ngón chân, ngón tay tím tái, nhất là khi gặp thời tiết lạnh.
- Có các vết loét đột ngột xuất hiện ở các ngón tay, ngón chân.
Dấu hiệu hoại tử chi nặng là khi tình trạng da biến đổi màu sắc sang màu xanh đen, cảm giác đau nhiều ở tay, chân và vết thương có mùi hôi thối. Cơn đau có thể dữ dội không dứt do nhiễm trùng mô hoại tử. Trường hợp này nếu không được can thiệp ngay lập tức có thể phải cắt cụt chi sớm. Một số dấu hiệu hoại tử chi khác như sốt cao, tinh thần kém minh mẫn, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp là biểu hiện của biến chứng nhiễm khuẩn huyết phải cấp cứu khẩn trương để bảo toàn tính mạng.
Chân bị hoại tử nặng có thể phải đoạn chi do thiếu máu
Không khó để chẩn đoán dấu hiệu hoại tử chi
Ngoài các dấu hiệu lâm sàng trên, bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán dấu hiệu hoại tử chi dựa trên một số xét nghiệm như sau:
- Thực hiện thí nghiệm nuôi cấy máu vào vết thương (dương tính).
- Xét nghiệm máu thấy có biểu hiện tăng bạch cầu.
- Chụp X – Quang thấy có khí mô mềm.
- Thực hiện phẫu thuật thăm dò phát hiện có tiết dịch màu xám, có cân xuất huyết nông, không thấy mủ.
Ước tính tỉ lệ tử vong của người mắc hoại tử chi là 30%, trong đó chủ yếu là người cao tuổi, có bệnh lý nền và điều trị muộn.
Ngăn chặn dấu hiệu hoại tử chi theo Tây y
Y học hiện đại hiện có các biện pháp điều trị dấu hiệu hoại tử chi bằng cách kết hợp kháng sinh, phẫu thuật hoặc đoạn chi (cắt cụt chi) để bảo toàn tính mạng.
Khi phát hiên dấu hiệu hoại tử mô mềm cần chú ý phẫu thuật sớm để loại bỏ mô bị hoại tử và kết hợp uống kháng sinh. Loại thuốc thường dùng là kháng sinh IV (thuốc bổ trợ). Khi phẫu thuật cần kết hợp truyền dịch và kháng sinh đường tĩnh mạch để loại bỏ nhiễm trùng hoại tử.
Điều trị dấu hiệu hoại tử chi theo Đông y
Hoại tử chi cốt lõi là do máu huyết không được điều hòa đến các cơ quan. Khi huyết ứ, kết hợp với hàn tà, hỏa tà, thấp tà xâm nhập sẽ khiến hiện tượng lở loét, sưng tấy, phù thũng. Người bệnh không chỉ thấy đau tê chân, tay mà còn thấy màu sắc tay chân chuyển sang màu tím, sờ vào thấy lạnh, đi lại đau nhức, vận động khó khăn. Tại các vết loét còn có biểu hiện viêm, sưng tấy, nóng đỏ, chảy máu mủ. Trường hợp hoại tử khô thấy các đầu ngón tay, chân đen đặc lại, không còn cảm giác với nhiệt độ nóng lạnh.
Muốn ngăn chặn các dấu hiệu hoại tử chi, Y học cổ truyền cho rằng cần kết hợp các thảo dược hoạt huyết hóa ứ với các dược liệu tiêu viêm, trừ thấp, tán hàn. Các dược liệu giúp bổ máu huyết, tăng cường hoạt huyết thường dùng như: Hồng hoa, Đào nhân, Ngưu tất, Xuyên khung, Đan sâm, Ích mẫu thảo…. Nhóm dược liệu tiêu viêm, thanh nhiệt như: Kim ngân hoa, Bồ công anh, Liên kiều, Hoàng bá… Kết hợp với các dược liệu trừ thấp như Thổ phục linh, Độc hoạt, Bạch linh và các dược liệu tán hàn như Xuyên khung, Quế chi, Sa nhân…giúp cho máu huyết được điều hòa đến các cơ quan, làm giảm viêm nhiễm ở vết thương, phục hồi mô tế bào bị tổn thương, làm da dẻ hồng hào trở lại.
Nội dung bài viết đã giúp bạn tìm hiểu các dấu hiệu hoại tử chi và cách điều trị theo Đông y và Tây y. Bạn đang nghi ngờ mình bị nhiễm trùng, hoại tử chi nên tới các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ điều trị.