Dấu hiệu hoại tử khô và bí quyết điều trị không dùng kháng sinh
Hoại tử khô là biểu hiện khá hiếm gặp. Khi máu lưu thông kém đến tay, chân sẽ khiến các bộ phận này dần khô đi rồi chuyển sang màu đen. Dấu hiệu hoại tử khô cần phân biệt với hoại tử ướt để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Tìm hiểu chung về hoại tử khô
Hoại tử khô thường hình thành do máu huyết lưu thông kém đến các bộ phận. Nhất là chân và tay có vị trí cách xa tim càng nhận được lượng máu ít hơn. Lâu ngày các đầu chi có biểu hiện tím đen lại. Hoại tử khô còn có thể tác động đến các cơ hay nội tạng nên rất có thể rất khó phát hiện.
Hoại tử khô không gây các biểu hiện nhiễm trùng như chảy mủ, dịch, máu như hoại tử ướt. Những đối tượng có nguy cơ cao bị hoại tử thường có bệnh lý nền như: bệnh tiểu đường hoặc bệnh tắc động mạch ngoại biên (viêm tắc tĩnh mạch, viêm tắc động mạch).
Hoại tử khô do viêm tắc động mạch ăn mòn đôi chân
Nguyên nhân gây hình thành vết thương hoại tử khô
Dấu hiệu hoại tử khô thường hình thành do một số nguyên nhân dưới đây:
- Bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường thường có lưu lượng máu giảm. Nhất là cấu tạo của chi dưới cách xa tim, nhận máu huyết kém sẽ dẫn đến các đầu ngón chân khô lại, hoại tử.
- Bệnh về mạch máu: Người mắc bệnh động mạch ngoại biên làm lưu lượng máu giảm rõ rệt. Bệnh khiến các động mạch bị co hẹp lại, dẫn đến xơ cứng động mạch, làm nghẽn mạch máu, lâu ngày gây hoại tử.
- Viêm mạch: Một số căn bệnh tự miễn gây hại cho thành mạch thường gặp là: bệnh Raynaud gây co thắt mạch máu dẫn đến hoại tử tím đen các đầu ngón tay, chân.
- Nghiện thuốc lá: Trong khói thuốc lá có rất nhiều chất độc hại làm nghẽn động mạch máu, lâu ngày sẽ gây tắc động mạch.
- Do tác động từ bên ngoài: Các vết thương, vết bỏng, tai nạn hoặc vết mổ có thể khiến tổn hại mô tế bào, làm cho lưu thông máu chậm lại. Khi mạch máu bị suy yếu, vết thương không được điều trị tốt sẽ khiến cho mô tế bào không nhận đủ lượng máu cần thiết, lâu dần sẽ bị chết và hoại tử.
- Bỏng lạnh: Khi tay hoặc chân làm việc tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ thấp cũng khiến lưu lượng máu dừng đột ngột làm các ngón tay ngón chân cóng lại, lâu ngày sẽ hình thành hoại tử khô. Để ngăn chặn bỏng lạnh có thể sử dụng găng tay hoặc giày khi làm việc để giữ ấm.
- Do nhiễm trùng: Nhiễm trùng vi khuẩn nếu không được điều trị có thể lan rộng đến các mô tế bào xung quanh chân, tay gây hoại tử.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hoại tử khô. Dấu hiệu hoại tử khô cũng rất khó nhận biết, không dễ dàng phát hiện như hoại tử ướt. Nếu bạn đang làm công việc thường xuyên ở trong môi trường nhiệt độ thấp, nghiện thuốc lá hoặc bị bệnh về mạch máu, tiểu đường… nên đi khám định kì để phát hiện sớm bất thường về mạch máu và có biện pháp điều trị phù hợp.
Dấu hiệu hoại tử khô như thế nào?
Hoại tử khô được đánh giá là cấp độ nguy hiểm bắt buộc phải điều trị ngay. Dưới đây là một số dấu hiệu hoại tử khô cho bạn tham khảo:
- Vùng chi bị tổn thương có biểu hiện tê, lạnh.
- Da teo quắt.
- Co rút chi.
- Cảm giác ngứa tê bì, châm chích ở như kim châm, nhất là ở bàn chân và bàn tay.
- Da tay, chân bị biến dạng, từ màu nhợt nhạt, sang màu đỏ, màu tím rồi dần chuyển sang màu đen.
- Đau nhiều ở chi.
- Biểu hiện sốc nhiễm trùng như: sốt, hạ huyết áp, thở gấp… cần phải được cấp cứu ngay lập tức để tránh đột tử.
Hoại tử khô là tình trạng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, đòi hỏi phải được phát hiện và xử lí kịp thời. Khi bạn có 1 trong các dấu hiệu hoại tử khô như trên cần nhanh chóng tới bệnh viện gần nhất để được bác sĩ tư vấn.
Hoại tử khô cánh tay có thể phải tháo khớp tay
Một số biện pháp phòng ngừa hoại tử khô
Dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn phòng ngừa hoại tử khô sớm:
- Dừng hút thuốc:
Cai nghiện thuốc lá là cách hữu hiệu giúp bạn phòng tránh bệnh lý về mạch máu, ngăn chặn cục máu đông trong thành mạch, giảm nguy cơ hoại tử khô do thiếu máu lưu thông.
- Tập thể dục thường xuyên:
Vận động cơ thể thường xuyên sẽ giúp cho tuần hoàn máu được cải thiện đến các cơ quan, tăng cường sức đề kháng, giúp ngăn chặn các bệnh lý nghẽn mạch máu.
- Chế độ ăn lành mạnh:
Với những người có tiền sử mắc bệnh lý máu huyết lưu thông kém cần bổ sung chế độ ăn giàu đạm giúp phục hồi mô cơ bị tổn thương. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các loại thức ăn giàu chất chống Oxi hóa và Germanium cũng nên được tăng cường.
- Không ăn các thực phẩm nhiều đường:
Nhất là với người béo phì, thừa cân, người mắc bệnh đái tháo đường cần hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường ngọt làm lượng đường máu tăng, lưu thông máu kém hơn.
- Không sử dụng chất kích thích, bia, rượu, đồ uống có ga.
Dấu hiệu hoại tử khô cần được nhận biết sớm để tránh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Bạn đang cảm thấy tê nhức chân, tay tốt nhất nên tới bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.