Dấu hiệu hoại tử ngón tay và phương pháp điều trị theo Y học cổ truyền
Dấu hiệu hoại tử ngón tay không chỉ khiến người bệnh mất thẩm mỹ mà còn gây đau đớn, giảm khả năng vận động. Điều trị hoại tử bằng các bài thuốc của Y học cổ truyền giúp tăng cường lưu thông máu huyết đến các đầu ngón tay, giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, hoại tử.
Thế nào là hoại tử ngón tay?
Hoại tử ngón tay là hiện tượng 1 phần mô tế bào của ngón tay bị chết dần đi. Mô tế bào bị chết ở ngón tay sẽ không thể phục hồi hoàn toàn, thậm chí ở người bệnh nặng còn có thể cắt bỏ ngón tay hoại tử.
Nguyên nhân nào gây hoại tử ngón tay
Dấu hiệu hoại tử ngón tay có thể hình thành do những yếu tố tác động như:
- Do các loại hóa chất:
Trường hợp tay có vết thương hở nhưng vẫn tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa công nghiệp như: cao su, xà phòng, mỹ phẩm, bột giặt… đều có thể gây tổn thương tế bào tay, làm hoại tử.
- Do tai nạn, chấn thương:
Sau khi bị chấn thương hoặc tai nạn gây ảnh hưởng đến ngón tay nhưng không được sơ cứu kịp thời có thể làm cho vi khuẩn, vi trùng xâm nhập dẫn đến các tế bào mô chết, làm hoại tử lan rộng.
- Do xử lý, chăm sóc vết thương không đúng cách:
Các vết lở loét, mụn nhọt ở tay nếu không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng gây hoại tử. Chẳng hạn các biện pháp như: băng bó vết thương bằng các loại cây lá dân gian, không xử lí, lau rửa vết thương, dùng tay nặn bóp vết thương… đều có thể gây hoại tử mô.
- Do mạch máu tắc nghẽn:
Mạch máu bị tắc nghẽn cũng khiến lưu lượng máu giảm, dẫn đến hoại tử ngón tay. Những người mắc bệnh lý về mạch máu như: viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch do cục máu đông hình thành trong lòng mạch, có thể dẫn đến phải tháo khớp tay. Tắc nghẽn mạch máu tiến triển qua thời gian dài và diễn biến âm thầm. Do vậy, người bệnh khi thấy các triệu chứng đau mỏi và tê nhức tay nên đi thăm khám sớm để phát hiện tắc nghẽn mạch máu.
- Do thói quen hút thuốc lá:
Hút thuốc lá nhiều có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm tắc động mạch mạn tính. Biến chứng của căn bệnh này là gây hoại tử tứ chi, không ít người bệnh buộc phải cắt bỏ chi. Tình trạng này xảy ra rất nhiều ở nam giới nghiện thuốc lá. Một số triệu chứng giúp nhận biết sớm viêm tắc động mạch là: cơn đau cách hồi ở ngón tay, màu sắc tay chuyển sang màu tím tái, nặng hơn có thể chuyển sang màu đen.
Hút thuốc lá gây viêm tắc mạch máu dẫn đến hoại tử các ngón tay
- Do bệnh tiểu đường:
Người mắc bệnh đái tháo đường luôn có chỉ số đường trong máu cao, dẫn đến tổn thương mạch máu và hệ thần kinh. Bệnh để lâu ngày sẽ gây mất cảm giác ở tay, chân, làm khó nhận biết nhiệt độ và cơn đau. Các vết thương nhỏ ở trên da của người mắc bệnh tiểu đường cũng rất khó lành lặn, nếu không điều trị sớm cũng phát triển thành viêm loét, hoại tử.
Do vậy, người đái tháo đường nên kiểm tra tay, chân thường xuyên để kịp thời phát hiện các vết thương trên da để được điều trị sớm nhất có thể.
Dấu hiệu hoại tử ngón tay như thế nào?
Hoại tử ngón tay về bản chất cũng giống như vết hoại tử thông thường. Người bệnh có thể nhận biết sớm dấu hiệu hoại tử ngón tay như:
- Quanh các ngón tay có dấu hiệu sưng đỏ, đau nhiều, lan rộng ra xung quanh.
- Cảm giác đau, nhức, khó chịu nhiều ở bàn tay và khớp tay.
- Da tay bị bong tróc hoặc nhăn nhúm.
- Vết thương lở loét, sùi bọt, chảy mủ, có mùi hôi.
- Sốt, nôn mửa, hoa mắt, chóng mặt.
Khi người bệnh phát hiện các dấu hiệu hoại tử ngón tay tuyệt đối không nên tự ý xử lý mà nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ sơ cứu bằng dụng cụ vô trùng. Bác sĩ sẽ loại bỏ phần mô tế bào bị chết và kê đơn thuốc kháng viêm, kháng khuẩn.
Đầu ngón tay khô lại, đau đớn
Điều trị hoại tử ngón tay theo Y học cổ truyền
Đông y cho rằng hoại tử tay, chân được chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn sớm của bệnh sẽ có các biểu hiện đầu ngón tay tê nhức, châm chích như có kiến bò kết hợp với đau cách hồi. Nguyên nhân thường do khí huyết ứ trệ gây nên.
- Giai đoạn sau: Mạch máu bị tắc nghẽn trong thời gian dài, làm đầu ngón tay chuyển dần sang màu tím đỏ, tím đen, đau và tê nhiều không chịu được.
- Giai đoạn cuối: Cơ nhục bị tổn thương, làm lở loét, chảy ra nước vàng, máu, mủ, hủy hoại xương khớp.
Muốn điều trị triệt để hoại tử ngón tay cần chú trọng ôn kinh, tán hàn, thông lạc, hoạt huyết để máu huyết được điều hòa đến các cơ quan, nuôi dưỡng cơ nhục. Y học cổ truyền có rất nhiều thảo dược quý giúp thông mạch, hoạt huyết như: Đương quy, Hoàng kỳ, Xuyên khung, Đan sâm, Xích thược, Thục địa…. Ngoài tăng cường tuần hoàn máu, các thảo dược còn có công dụng “kép” giúp tăng hệ miễn dịch, tăng độ đàn hồi cho thành mạch, hỗ trợ phục hồi mô tế bào bị tổn thương.
Dấu hiệu hoại tử ngón tay rất dễ nhận biết như: đau đớn, lở loét, chảy máu, mủ, mùi hôi tanh…. Khi có các vết thương ở tay, bạn nên chú ý chăm sóc, ăn uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để ngăn chặn nguy cơ hoại tử cắt cụt tay.