Dấu hiệu ngón chân bị hoại tử và cách điều trị theo Đông y
Hoại tử da do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất là tay và chân. Hoại tử không chỉ khiến chất lượng cuộc sống giảm sút mà còn có thể khiến người bệnh phải sống thực vật vì cắt cụt chi hoàn toàn. Dưới đây là những dấu hiệu ngón chân bị hoại tử giúp bạn nhận biết và điều trị bệnh sớm.
Dấu hiệu ngón chân bị hoại tử: Phát hiện sớm ngăn chặn cắt cụt chi
Hoại tử là thuật ngữ y khoa để chỉ mô tế bào có hiện tượng nhiễm trùng, bị chết đi. Hoại tử thường hình thành do những thương tổn về vật lý, hóa học hoặc do thiếu oxi trong máu. Hoại tử thường hình thành nhiều ở chân, tay do lưu thông máu đến các cơ quan này thường kém và tay, chân dễ bị tổn thương hơn các vùng da khác.
Dấu hiệu ngón chân bị hoại tử như sau:
- Hoại tử khô:
+ Da co rút và khô lại, chuyển dần từ màu xanh sang đen rồi bong tróc.
+ Cảm giác lạnh chân, tê nhức chân.
+ Có thể đau (đau ít hoặc không).
- Hoại thư ướt:
+ Cảm giác đau dữ dội ở vùng da bị hoại tử.
+ Có vết loét tiến triển, miệng vết loét có nhiều dịch máu mủ kèm theo mùi hôi.
+ Da chuyển từ màu đỏ, sang màu nâu, rồi đen đặc lại.
+ Sốt không dứt, cơ thể mệt mỏi.
Nguyên nhân nào dẫn đến các dấu hiệu ngón chân bị hoại tử?
1. Nguyên nhân mắc hoại tử chân theo Tây y
Dấu hiệu ngón chân bị hoại tử thường hình thành do các yếu tố sau:
- Do thiếu máu:
Máu đảm nhiệm vai trò cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cho cơ thể. Khi máu huyết khỏe mạnh và điều hòa đến các cơ quan cũng giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch ngăn chặn nhiễm trùng. Vì vậy, vùng da bị thiếu máu sẽ khiến cho các vết thương lâu lành và tăng nguy cơ hoại tử.
- Do nhiễm trùng:
Bất kì vết thương nào trên da cũng có thể bị vi khuẩn xâm nhập lâu ngày sẽ làm hình thành hoại tử.
Dấu hiệu ngón chân bị hoại tử cũng dễ dàng hình thành ở những đối tượng có nguy cơ cao như:
- Người mắc bệnh tiểu đường:
Ở bệnh nhân mắc đái tháo đường, cơ thể thường không đủ sản xuất hormone insulin hoặc có biểu hiện kháng lại insulin làm ảnh hưởng đến mạch máu. Biến chứng bàn chân chiếm tỉ lệ cao ở người mắc bệnh tiểu đường. Những vết loét trên chân của người bệnh thường lâu lành, dễ bị nhiễm khuẩn và hoại tử.
Hoại tử chân ở bệnh nhân tiểu đường
- Người mắc bệnh lý về mạch máu:
Những người mắc bệnh viêm tắc tĩnh mạch, viêm tắc động mạch, xơ vữa động mạch… đều khiến máu lưu thông đến chân, tay kém làm tăng nguy cơ hoại tử.
- Người bị chấn thương:
Chấn thương, viêm loét ở da có thể phát triển thành hoại tử khi chăm sóc vết thương không đảm bảo vệ sinh.
- Người béo phì, thừa cân:
Béo phì, thừa cân gây chèn ép đến động mạch, làm lưu lượng máu giảm nhanh, tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
- Do hệ miễn dịch kém:
Những người mắc ung thư phải điều trị bằng hóa trị, xạ trị kém đều gây suy giảm miễn dịch, chống nhiễm trùng giảm.
- Do biến chứng của bệnh Covid – 19:
Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu khẳng định biến chứng đông máu sau khi mắc Covid – 19 dẫn đến hoại tử ngón tay, ngón chân.
2. Nguyên nhân mắc hoại tử theo Đông y
Y học cổ truyền gọi chung biến chứng hoại tử là chứng “thoát thư”. Đây là căn bệnh có mối liên hệ với thần kinh và vận mạch, chủ yếu gặp ở chân, tay. Nguyên nhân dẫn đến hoại tử thường do mạch lạc tắc nghẽn, khí huyết không được lưu thông, cơ nhục không được nuôi dưỡng lâu ngày phát ra hoại tử.
Bệnh bao gồm 3 thời kì:
- Giai đoạn đầu: Vệ khí kém, máu huyết không được điều hòa, khiến cho các ngón chân, ngón tay tê bì như kim châm, cẳng chân tê lạnh, đau cách hồi, nghỉ ngơi thấy đỡ.
- Giai đoạn sau: Khí huyết ứ trệ, mạch máu nghẽn, ngón chân dần tím đỏ, nặng hơn chuyển sang màu đen, tê và nhức không chịu được.
- Giai đoạn cuối: Hàn tà bó lại, uất kết hóa hỏa làm cho cơ nhục bị thương tổn, sưng và vỡ ra, chảy nước có lẫn máu, mủ vàng. Đây là giai đoạn biến chứng thành hoại tử có thể tiến triển gây rụng đốt xương. Người bệnh không chỉ có dấu hiệu ngón chân bị hoại tử mà còn có thể bị viêm loét ở bàn chân, cẳng chân.
Hình ảnh hoại tử chân do viêm tắc động mạch
Như vậy, hoại tử theo Đông y chủ yếu xuất phát từ máu huyết không thông lâu ngày dẫn đến những vết loét hình thành trên da. Nếu không được chăm sóc đúng cách, vết loét có thể bị nhiễm trùng và hoại tử nặng phải đoạn chi, sống thực vật.
Một số bài thuốc đẩy lùi dấu hiệu ngón chân bị hoại tử theo Đông y
Tùy thuộc vào nguyên nhân hoại tử mà Y học cổ truyền có các bài thuốc đặc trị như sau:
1. Bài thuốc trị thể hư hàn
Mắc thể hư hàn khiến người bệnh có sắc mặt mệt mỏi, nhợt nhạt, chi bị bệnh có da tái nhợt, đau nhiều. Khi chườm nóng vào chi bệnh có cảm giác dễ chịu hơn. Bàn chân và cẳng chân, tay bị giật, cơn đau tăng dần. Một số dấu hiệu nhận biết thể hư hàn khác như: đau cách hồi, nước tiểu trong, sôi bụng, đại tiện lỏng, lưỡi rêu trắng mỏng, mạch trầm trì vô lực.
Trị thể hư hàn cần sử dụng các dược liệu tán hàn, ôn kinh, thông lạc, hoạt huyết.
Bài thuốc tham khảo: Đào hồng tứ vật thang gia giảm gồm các dược liệu: Xích thược, Đan sâm, Đương quy, Xuyên luyện tử, Sinh hoàng kỳ mỗi loại 12g; Đào nhân, Hắc phụ tử mỗi loại 10g; Ngưu tất, Tang kí sinh mỗi loại 16g; Hồng hoa, Bạch giới tử, Bào khương mỗi loại 8g. Cho các thảo dược vào nồi sắc với 2000ml, đợi cô đọng còn khoảng 200ml thì uống ngày 3 lần.
2. Bài thuốc trị hoại tử do khí trệ huyết ứ
Người mắc khí trệ huyết ứ thường có biểu hiện sắc mặt tối, tinh thần mỏi mệt, người nóng nảy, bứt rứt. Chân tay đau nhiều, nhất là về đêm, sờ vào thấy chân và tay lạnh, màu tím tái. Mạch trầm tế, chất lưỡi rêu đỏ hoặc tím.
Để điều trị khí trệ huyết ứ cần kết hợp các dược liệu hành khí giải uất, hoạt huyết khứ ứ. Tham khảo bài thuốc Thông mạch hoạt huyết thang gồm các dược liệu: Sinh địa, Đương quy, Tử hoa địa đinh, Đan sâm, Huyền sâm mỗi loại 12g; Bồ công anh, Kim ngân hoa, Một dược, Nhũ hương mỗi loại 10g; Hồng hoa, Diên hồ sách mỗi loại 8g, Cam thảo 6g. Đem sắc thuốc uống ngày 2 lần.
3. Bài thuốc trị thể khí huyết lưỡng hư
Mắc khí huyết lưỡng hư khiến dấu hiệu ngón chân bị hoại tử chảy máu mủ, lở loét, có nước vàng, đau nhiều. Người bệnh còn mỏi mệt, người gầy yếu, toát mồ hôi, da vàng xạm, lưỡi rêu nhạt, mạch trầm tế.
Trị khí huyết lưỡng hư cần áp dụng bài thuốc hoạt huyết thông lạc, dưỡng huyết bổ khí. Tham khảo bài thuốc Cố bộ thang gia giảm gồm các vị: Ngưu tất, Thạch hộc, Đương quy mỗi loại 12g; Kim ngân hoa, Hoàng kỳ mỗi loại 16g, Xuyên sơn giáp, Sâm cát lâm mỗi loại 10g. Sắc thuốc uống chia làm 2 lần, mỗi ngày 1 thang.
4. Bài thuốc trị thể nhiệt độc thịnh
Mắc thể nhiệt độc thịnh, người bệnh thường mệt mỏi, người bứt rứt, chóng mặt, ù tai, chi bệnh có màu đen tím, sưng đỏ, đau nhiều, lở loét, chảy máu mủ, nước…. Lưỡi rêu vàng, mạch tế sác.
Trị thể nhiệt độc thịnh cần áp dụng các dược liệu hoạt huyết thông lạc, thanh nhiệt giải độc. Tham khảo bài thuốc Tứ diệu thang gia giảm gồm các vị: Kim ngân hoa, Hoàng kỳ 16g; Đương quy, Xích thược, Ngưu tất, Đan sâm, Địa long, Tử thảo nhung 12g; Nhũ hương, Địa miết trùng, Một dược 10g. Sắc uống thuốc mỗi ngày chia làm 2 lần.
Dấu hiệu ngón chân bị hoại tử rất dễ nhận biết. Để áp dụng các bài thuốc Y học cổ truyền hiệu quả, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt.