Đối tượng nào dễ mắc viêm tắc tĩnh mạch nhất?
Bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Cụ thể những đối tượng nào dễ mắc viêm tắc tĩnh mạch nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chung về bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
Cấu tạo tĩnh mạch là các mạch máu đảm nhiệm vai trò dẫn truyền máu từ các cơ quan quay trở về tim. Nếu vùng tĩnh mạch chi dưới bị tắc nghẽn hoặc van tĩnh mạch không hoàn thành chức năng đóng mở tĩnh mạch sẽ dẫn đến máu bị ứ đọng sẽ dẫn đến tình trạng viêm tắc tĩnh mạch.
Phân loại viêm tắc tĩnh mạch dựa vào cấu tạo bao gồm:
- Viêm tắc tĩnh mạch nông: Tình trạng bệnh thường không quá nghiêm trọng, có thể hình thành do những tác động đơn giản như việc truyền thuốc, truyền dịch qua tĩnh mạch. Bệnh hầu như chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, không gây hại đến sức khỏe.
- Viêm tắc tĩnh mạch sâu: Bệnh ảnh hưởng đến tĩnh mạch sâu nằm trong lớp cơ, thường do hệ thống van tĩnh mạch không đảm nhiệm được vai trò đóng mở linh hoạt đưa máu về tim. Viêm tắc tĩnh mạch sâu còn do cục máu đông xuất hiện trong lòng tĩnh mạch, dẫn đến nguy cơ thuyên tắc động mạch phổi, tử vong đột ngột nếu không được điều trị đúng cách.
Do vậy, viêm tắc tĩnh mạch sâu cần phải được phát hiện sớm và kịp thời điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Viêm tắc tĩnh mạch gây biến dạng chân
Đối tượng nào dễ mắc viêm tắc tĩnh mạch nhất?
Bạn đang thắc mắc không biết đối tượng nào dễ mắc viêm tắc tĩnh mạch? Thực tế bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác. Tuy nhiên, những người có yếu tố công việc hoặc hoàn cảnh dưới đây sẽ có nguy cơ mắc viêm tắc tĩnh mạch cao hơn bình thường:
- Nhóm người cao tuổi (trên 60 tuổi): Đây là độ tuổi tốc độ lưu thông máu kém hơn nên dễ mắc bệnh hơn.
- Nhóm người thừa cân, béo phì.
- Nhóm người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Chị em mang thai tăng cân nhanh sẽ khiến tĩnh mạch chịu nhiều áp lực.
- Người phải phẫu thuật và bắt buộc không vận động trong thời gian dài.
- Những người thường xuyên phải đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, lười vận động.
- Nhóm người đã có tiền sử mắc bệnh rối loạn đông máu và huyết khối tĩnh mạch sâu.
Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng trên cần phải đặc biệt chú ý đến các triệu chứng bất thường ở chi dưới để kịp thời phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.
Làm sao để nhận biết được bệnh viêm tĩnh mạch chi dưới?
Dưới đây là những dấu hiệu lâm sàng giúp bạn nhận biết viêm tắc tĩnh mạch chi dưới:
- Dấu hiệu điển hình là đau vùng bắp chân tĩnh mạch.
- Tĩnh mạch có hiện tượng nổi lên dưới da, ngoằn ngoèo như giun bò, sờ vào thấy cứng và đau, có thể gây nóng đỏ chân.
- Khi mới chớm bệnh, các chi ở vùng chân có thể bị thương tổn, đau cách hồi, tê lạnh.
- Bệnh nặng nề hơn sẽ có biểu hiện tắc nghẽn mạch máu ở vùng ngón tay, ngón chân dẫn đến màu tím đen.
- Nặng nhất là dấu hiệu chân phù nề, sưng, chảy nước, máu, mủ và lở loét.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng sốt lâu ngày không dứt, người mỏi mệt, khó thở, ho ra máu... Đây là biểu hiện của cục máu đông di chuyển đến phổi dẫn đến tình trạng nhồi máu phổi. Khi nhận thấy các triệu chứng đau chân, nổi tĩnh mạch chân... tốt nhất bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Viêm tắc tĩnh mạch có thể gây huyết khối tĩnh mạch
Phương pháp điều trị viêm tĩnh mạch chi dưới
Căn cứ vào mức độ viêm tĩnh mạch chi dưới mà bác sĩ có thể chỉ định bạn chữa trị theo Tây y như sau:
- Phương pháp đặt ống thông tĩnh mạch.
- Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu.
- Phẫu thuật loại bỏ cục máu đông.
Các biện pháp điều trị này chủ yếu giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, không có khả năng đặc trị bệnh. Vì vậy, hầu hết các bệnh nhân lựa chọn điều trị bệnh bằng các thảo dược Đông y để giúp hoạt huyết, bổ huyết, tăng cường lưu thông máu, sẽ giúp máu huyết được lưu thông, trị viêm tắc tĩnh mạch tận gốc.
Xem thêm: Huyết khối tĩnh mạch: triệu chứng và cách điều trị
Khang Mạch Linh – Đem tin vui đến với người viêm tắc tĩnh mạch
Khang Mạch Linh - Hỗ trợ trị viêm tắc tĩnh mạch từ thảo dược
Khang Mạch Linh là sản phẩm được bào chế 100% từ những dược liệu tự nhiên như: Đương quy, Xích thược, Đan sâm, Thục địa, Xuyên khung... đều là những thảo dược bổ huyết, điều huyết được ứng dụng hàng nghìn năm trong Y học cổ truyền. Ngoài ra, Khang Mạch Linh còn gia giảm thêm các vị Hoa hòe, Thổ phục linh, Kim ngân hoa, Liên kiều... giúp bổ Can, Thận hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, tăng sức bền thành mạch, giải độc mát gan, tăng sức đề kháng.
Ngoài việc sử dụng Khang Mạch Linh hàng ngày, bạn cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, hoa quả, rau xanh, hạn chế ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng... Trong khi làm việc bạn nên có thời gian nghỉ giải lao, vận động tay chân để máu huyết lưu thông tốt hơn.