Hình ảnh chân bị hoại tử do viêm tắc động mạch
Viêm tắc động mạch là căn bệnh mạch máu ngoại biên khá phổ biến. Bệnh gây co thắt các động mạch, gây viêm và gây thiếu máu chi. Bài viết giúp bạn tìm hiểu hình ảnh chân bị hoại tử do viêm tắc động mạch và các biện pháp giúp phòng tránh bệnh.
Hình ảnh chân bị hoại tử được lý giải theo quan điểm Y học cổ truyền
Viêm tắc động mạch là căn bệnh diễn biến âm thầm. Các triệu chứng ở giai đoạn đầu rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý về xương khớp. Vì vậy, đa số người bệnh mắc viêm tắc động mạch đều phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khiến nhiều người phải đối diện với nguy cơ cao bị hoại tử. Việc chẩn đoán sớm bệnh viêm tắc động mạch là điều vô cùng quan trọng để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Ngoài biến chứng hoại tử cắt cụt chi, viêm tắc động mạch chi dưới còn là nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Đặc biệt, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người mắc bệnh lý động mạch ở chân cũng có khả năng bị viêm động mạch thận, viêm động mạch nuôi tim, viêm động mạch cảnh… gia tăng.
Người bệnh mắc hoại tử do viêm tắc động mạch sẽ có các dấu hiệu nhận biết như:
- Đau cách hồi, đau rất nhiều ở vùng bắp chân.
- Đau bàn chân, ngón chân, đau liên tục, không khỏi khi nghỉ ngơi.
- Mất ngủ, mệt mỏi vì đau nhức chân.
- Sốt, lở loét chi.
- Có biểu hiện mưng mủ, chảy nước, máu, mùi hôi thối ở vết thương.
Nguyên nhân viêm tắc động mạch dẫn đến hình ảnh chân bị hoại tử có thể do các yếu tố sau:
- Do xơ vữa động mạch (thường xảy ra ở người cao tuổi) khiến nội mạc dày lên, lòng động mạch hẹp dần, lưu lượng máu cung cấp đến chi giảm mạnh mẽ.
- Do cục máu đông hình thành trong lòng mạch.
- Do bệnh tiểu đường, dẫn đến thương tổn mạch máu nhỏ, làm dây thần kinh bị tắc nghẽn, máu lưu thông kém.
- Do thường xuyên hút thuốc lá. Đa số người nghiện thuốc lá phải đối diện với căn bệnh Buerger, gây nên triệu chứng viêm và co thắt mạch máu, nhất là các mạch máu ở đầu ngón tay. Ban đầu người bệnh chỉ có triệu chứng đau nhức đầu chi, sau có thể dẫn đến tím tái, đen lại và hoại tử khô.
Viêm tắc động mạch được Y học cổ truyền gọi là chứng “thoát thư”. Người bệnh có biểu hiện lúc đầu chi đau, nóng, sau lạnh cóng, cường độ đau dữ dội, lâu ngày phát triển thành hoại tử, thậm chí rụng đốt chân, tay.
Nguyên nhân gây viêm tắc động mạch theo Y học cổ truyền là do thận khí suy tổn, khí huyết suy, gặp hàn lạnh hoặc tà thấp dẫn đến huyết ứ, kinh mạch bế tắc, tứ chi không được nuôi dưỡng, dẫn đến hoại tử, lở loét.
Dưới đây là một số hình ảnh chân bị hoại tử do viêm tắc động mạch cho bạn tham khảo:
Viêm tắc mạch máu gây đen đầu chi, sưng to, đau, đỏ
Hình ảnh hoại tử chân: ngón chân lở loét, màu đen, tím tái, đau nhức khó chịu
Viêm tắc động mạch do nghiện thuốc lá
Hoại tử sắp rụng đốt chân có thể phải cắt cụt chi
Loại bỏ hình ảnh chân bị hoại tử theo quan điểm Y học cổ truyền
Y học hiện đại điều trị viêm tắc động mạch bằng cách ứng dụng phương pháp nong động mạch (đặt Stent động mạch vào đùi, khoeo, bắp chân…). Tuy nhiên, biện pháp này vẫn có thể gây tác dụng phụ, khiến nhiều bệnh nhân phải tháo khớp, đoạn chi.
Y học cổ truyền cho rằng tùy thuộc vào các giai đoạn của bệnh viêm tắc động mạch mà có bài thuốc ứng dụng phù hợp như:
- Người mắc viêm tắc động mạch thời kì đầu còn được gọi là giai đoạn dương hư hàn động với các tiệu chứng đầu chi tê lạnh, sợ lạnh, người mệt mỏi, mặt xanh cần tăng cường các dược liệu giúp ôn kinh tán hàn, hoạt huyết hành khí.
- Người mắc viêm tắc động mạch giai đoạn hoại tử ướt với các biểu hiện nhiễm khuẩn như: đau dữ dội, sốt cao không dứt, chân lở loét, mùi hôi thối, miệng khô cần tăng cường các thảo dược giải độc tố, thanh nhiệt, thông lạc, hoạt huyết.
- Giai đoạn nặng hơn khi khí huyết và khí huyết đều suy, làm người mỏi mệt, chân lở loét, mùi hôi tanh, lưỡi rêu trắng mỏng, chân tay lạnh… cần chú ý bổ sung các dược liệu bổ huyết, dưỡng khí, thông kinh lạc.
Các bài thuốc của Y học cổ truyền đã được lưu giữ qua hàng nghìn năm. Hiệu quả của các vị thuốc Đông y đã được khoa học chứng minh. Kết hợp các dược liệu hoạt huyết, thông mạch cùng với tăng độ bền thành mạch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể sẽ giúp cho tuần hoàn máu khỏe mạnh, tế bào mô bị tổn thương nhanh chóng phục hồi.
Bài viết đã tổng hợp hình ảnh chân bị hoại tử do viêm tắc động mạch và phương pháp điều trị tốt nhất theo Đông y. Để phòng tránh biến chứng hoại tử, cắt cụt chi, sống thực vật, người bệnh nên sớm đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn biện pháp điều trị tốt nhất.