Hoại tử chân ở người già phát hiện sớm tránh tàn phế
Hoại tử chân ở người già là triệu chứng rất phổ biến có thể dẫn đến phải cắt cụt chi, gây tàn phế. Nguyên nhân nào dẫn đến hoại tử chân ở người già? Điều trị như thế nào mới đúng cách? Bài viết tổng hợp lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này.
Những yếu tố thuận lợi gây hoại tử chân ở người già
Các yếu tố gây hoại tử chân ở người già bao gồm:
- Do mô mềm bị nén giữa các điểm tiếp xúc giữa xương và bề mặt, gây tắc mạch máu.
- Do máu huyết không thông dẫn đến thiếu máu cục bộ, làm chân không nhận được máu huyết nuôi dưỡng dẫn đến đau và hoại tử.
- Do sự cọ sát: Khi bàn chân, cẳng chân có vết thương bị cọ sát với bề mặt cứng cũng dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến lở loét, hoại tử.
- Do bệnh nhân bị liệt: Người già không cử động được chân sẽ có lưu lượng máu kém khiến tăng nguy cơ viêm loét, nhiễm trùng.
- Do bệnh lý về mạch máu: Người cao tuổi rất dễ mắc các bệnh như viêm tắc mạch máu, viêm tắc động mạch, viêm mao mạch hoại tử… đều có thể gây thương tổn mạch máu làm tăng nguy cơ hoại tử chân ở người già.
- Do chế độ dinh dưỡng kém: Người bệnh ăn uống không đầy đủ, thiếu protein cũng khiến các vết loét tiến triển nhanh hơn, mô tế bào bị tổn thương không được phục hồi.
Người bệnh mắc đái tháo đường hoặc các bệnh lý về mạch máu nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến viêm loét, hoại tử chân. Nhất là với người cao tuổi, khi khả năng phục hồi tái tạo da kém, máu huyết lưu thông kém càng làm tăng nguy cơ hoại tử. Hoại tử chân ở người già cần được phát hiện và xử lí kịp thời.
Hình ảnh chân bị hoại tử do biến chứng bệnh đái tháo đường
Bí quyết phòng ngừa hoại tử chân ở người già
Hoại tử chân ở người già có thể được ngăn chặn bởi những thói quen tốt cho mạch máu như:
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Người già nên chú ý vận động nhẹ hàng ngày để giúp thúc đẩy máu huyết lưu thông tốt hơn. Trường hợp bệnh nhân phải nằm liệt giường nên chú ý thay đổi tư thế thường xuyên để giúp máu huyết điều hòa đến các cơ quan, ngăn chặn nguy cơ hoại tử.
- Massage cải thiện tuần hoàn máu: Người cao tuổi nên được hỗ trợ xoa bóp nhẹ nhàng ở chân, tay để tăng tuần hoàn máu tại chỗ. Với những người đã xuất hiện vết loét nên kết hợp xoa bóp với các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng của bác sĩ chuyên khoa để máu huyết lưu thông đến các cơ quan.
- Giữ vệ sinh các vết viêm loét sạch sẽ: Người lớn tuổi có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, viêm tắc tĩnh mạch đã hình thành vết lở loét cần chú ý vệ sinh vết loét hàng ngày, không tự ý bôi hoặc tiêm truyền vào vết loét. Có thể sử dụng nước muối sát khuẩn theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Thường xuyên theo dõi các vết loét ở chân: Để tránh hoại tử chân ở người già cần chú ý kiểm tra, theo dõi các vết thương ở chân để nhận biết sớm các dấu hiệu nhiễm trùng và có biện pháp điều trị thích hợp.
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Để tăng cường phục hồi mô tế bào bị tổn thương cần tăng cường ăn nhiều protein, vitamin, đạm và khoáng chất, hạn chế các thực phẩm có hại cho thành mạch như: nước ngọt có ga, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, rượu, bia, chất kích thích….
Nhóm thực phẩm người mắc hoại tử nên ăn hàng ngày
Hướng dẫn chăm sóc vết lở loét tránh hoại tử chân ở người già
Để hạn chế nguy cơ lở loét tiến triển thành hoại tử chân ở người già cần chú ý chăm sóc vết thương theo các bước sau:
- Bước 1: Giữ vệ sinh vết lở loét:
Nên thường xuyên để gạc vô trùng lau chùi các vết loét để bỏ đi các dịch mủ, mô tế bào chết hoại tử. Để vệ sinh vết loét tốt nhất nên để bác sĩ chuyên khoa thực hiện, sử dụng các dụng cụ vô trùng để tránh nhiễm khuẩn.
- Bước 2: Sát trùng vết thương:
Sát trùng vết loét nên sử dụng các dung dịch kháng khuẩn để ngăn chặn vi sinh vật có hại trên bề mặt da.
- Bước 3: Bôi thuốc sát trùng:
Các loại thuốc sát trùng được sử dụng để phục hồi thương tổn, ngăn chặn viêm loét. Người bệnh nên sử dụng loại thuốc được bác sĩ chuyên khoa tư vấn giúp giảm dịch mủ, giảm mùi hôi và kích thích sản sinh tế bào mới.
- Bước 4: Băng bó vết loét
Nếu vết loét rộng cần sử dụng gạc mỡ hoặc gạc bằng hydrocoloid để ngăn chặn sự cọ xát với bên ngoài, tránh nhiễm trùng.
Ngoài ra người bệnh cũng cần chú ý:
- Thay băng cho vết loét ít nhất 2 lần mỗi ngày.
- Nếu vết loét có dấu hiệu nhiễm trùng, sưng tấy, nóng đỏ, đau cần phải liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
- Không bôi các loại kem dưỡng lên da khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Đối với trường hợp lở loét chân do viêm tắc tĩnh mạch, viêm tắc động mạch hoặc bệnh lý về mạch máu khác cần chú ý massage quanh vùng loét để tăng cường lưu thông máu tốt hơn. Y học cổ truyền cũng lưu giữ nhiều bài thuốc cổ phương, kết hợp các dược liệu thông mạch, hoạt huyết, giúp tăng tuần hoàn máu, cải thiện lưu lượng máu đến các cơ quan cũng là cách hiệu quả giúp vết loét mau lành, ngăn chặn hoại tử chân ở người già.
Hoại tử chân ở người già là vấn đề đáng lo ngại, nhất là với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tắc động mạch. Để ngăn chặn biến chứng nhiễm trùng lan rộng, người bệnh nên sớm đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn điều trị.