Hoại tử có chữa được không? Giải đáp của bác sĩ chuyên khoa
Hoại tử là mô tế bào bị chết dần đi. Nếu không được điều trị, hoại tử sẽ lan nhanh dẫn đến phải cắt cụt chi. Hoại tử có chữa được không? Dưới đây là những cách điều trị hoại tử theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
Hoại tử là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến hoại tử
Trước khi trả lời câu hỏi hoại tử có chữa được không cần xác định nguyên nhân chính xác để có biện pháp phù hợp nhất. Nguyên nhân dẫn đến hoại tử thường do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hoặc do máu không lưu thông đến với các mô trên cơ thể. Hoại tử có thể hình thành ở bất kì bộ phận nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là vùng bàn chân, cánh tay, tai và mũi.
Có rất nhiều loại hoại tử khác nhau như: hoại tử khô, hoại tử khí, hoại tử ướt, hoại tử nội. Nguy cơ bị hoại tử thường hình thành do:
- Các vết thương nhỏ không được điều trị đúng cách.
- Các vết ngã, vết thương mổ, chầy xước da… khi nhiễm khuẩn đều làm hình thành hoại tử.
- Người bị đái tháo đường, tắc mạch máu, hút thuốc đều có khả năng lưu thông máu kém, khiến các đầu chi không nhận đủ oxi và dinh dưỡng làm các vết lở loét khó lành.
- Tự chữa trị các vết thương không đúng cách như dùng cây thuốc nam, tự chữa tại nhà bằng các loại cây lá đều có thể tăng viêm nhiễm.
- Đối với các vết thương có dị vật ở bên trong không gắp được dị vật hoặc loại bỏ dị vật không đúng cách đều dẫn đến hình thành mủ và gây nhiễm khuẩn.
Hoại tử tay do biến chứng bệnh đái tháo đường
Hoại tử có chữa được không? Có nhưng nhận biết càng sớm càng tốt
Hoại tử có chữa được không? Thực tế bệnh hoàn toàn có thể chữa được nhưng theo bác sĩ chuyên khoa phát hiện sớm các triệu chứng hoại tử sẽ giúp việc điều trị đơn giản hơn. Dưới đây là những biểu hiện sớm của hoại tử:
- Quanh vết thương có dấu hiệu sưng đỏ và đau nhức nhối.
- Da bị nhăn hoặc bong tróc quanh miệng vết thương.
- Cảm giác đau và nhức càng ngày càng tăng.
- Biểu hiện sủi bọt trắng ở miệng vết loét.
- Khu vực vết loét có mùi hôi tanh, hôi thối.
Đối với các vết thương hoại tử nhẹ được can thiệp sớm sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng đau và lở loét. Nhưng khi bệnh nặng, cơ thể có dấu hiệu sốt, buồn nôn, nôn nhiều, ớn lạnh, nhịp tim đập nhanh, người hoa mắt, chóng mặt… có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạng. Đối với những trường hợp này, bác sĩ có thể phải tư vấn cắt cụt chi hoại tử để kịp thời bảo toàn tính mạng.
Bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng khi nhận thấy các vết thương nhỏ ở bất kì bộ phận nào của cơ thể cũng không nên chủ quan. Người bệnh cần có biện pháp làm sạch vết thương, tránh để nhiễm trùng.
Vết thương hoại tử tay
Phương pháp điều trị vết thương bị hoại tử
Hiện nay, Y học hiện đại áp dụng các biện pháp điều trị vết thương hoại tử như sau:
- Bác sĩ chuyên khoa sử dụng các dụng cụ chuyên dụng, lấy đi tế bào chết bị hoại tử trước, sau đó dùng thuốc để điều trị nhiễm khuẩn.
- Dùng thuốc kháng sinh hoặc áp dụng liệu pháp áp suất oxi gây loãng máu.
- Thực hiện băng kín hoặc hút tạo chân không để loại bỏ vi khuẩn và mủ dịch bị ứ đọng. Ngoài ra, áp lực hút chân không còn giúp tăng áp lực làm bơm máu đến các chi.
Hoại tử có chữa bằng Y học cổ truyền được không? Câu trả lời là có. Đông y có rất nhiều tài liệu ghi chép kết hợp hàng nghìn dược liệu có khả năng hoạt huyết, bổ huyết, tăng cường lưu thông máu, giúp các chi được nuôi dưỡng, làm phục hồi mô tế bào bị thương tổn. Bạn có thể tham khảo một số loại dược liệu như: Xuyên khung, Thục địa, Hoa hòe, Đương quy, Đan sâm giúp hoạt huyết, tăng cường sức bền thành mạch, tăng sức đề kháng, giúp Gan, Thận phục hồi, các vết thương mau lành.
Bài viết đã giúp bạn trả lời thắc mắc “Hoại tử có chữa được không?”. Để loại bỏ sớm hoại tử, ngăn chặn cắt cụt chi, người bệnh nên phát hiện và tuân thủ điều trị theo tư vấn của bác sĩ, không nên tự ý điều trị theo cảm tính của bản thân.