Hoại tử da có nguy hiểm không? Tổng hợp lời khuyên của chuyên gia
Hoại tử da có nguy hiểm không? Thực tế, không ít người đã phải cắt bỏ 1 bộ phận của cơ thể để bảo toàn tính mạng do hoại tử da. Nhận biết hoại tử da sớm giúp việc điều trị đơn giản và nhanh chóng hơn.
Hoại tử da là gì? Có nguy hiểm không?
Hoại tử da là thuật ngữ để chỉ tình trạng nhiễm trùng mô tế bào. Nguyên nhân dẫn đến hoại tử da bao gồm: do thiếu oxi nuôi máu: Tuần hoàn máu có vai trò dẫn truyền oxi, chất dinh dưỡng đến các bộ phận cơ thể. Vùng chi bị thiếu máu sẽ làm cho các vết thương dễ bị hoại tử.
Biểu hiện của hoại tử da bao gồm:
- Hoại tử khô: Tại vùng da bị thương tổn có dấu hiệu da khô, co rút, chuyển dần từ màu tím đỏ, sang đen rồi dần bong da. Phần da bị bệnh còn có cảm giác lạnh, tê, kèm theo đau, người mệt mỏi, sốt.
- Hoại tử ướt: Vùng da bị bệnh có biểu hiện đau, lở loét to, nhiễm trùng. Tại vùng da xung quanh có dấu hiệu chuyển từ màu đỏ, sang màu nâu, sau đó màu đen. Ngoài ra, ở bề mặt vết loét còn thấy hiện tượng chảy dịch, máu, mủ, mùi hôi. Cơn đau của hoại tử ướt thường dữ dội. Nếu có thêm sốt là biểu hiện nguy hiểm cần đến cơ sở y tế để được can thiệp gấp.
Hoại tử da có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Hoại tử da không chỉ khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau hành hạ mà còn làm người bệnh phải đối mặt với nguy cơ cắt cụt chi, sống thực vật. Hoại tử da thường tiến triển rất nhanh chóng. Vì vậy, khi phát hiện các vết loét có những đặc điểm của hoại tử, mỗi người nên chủ động tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị.
Hoại tử khô do viêm tắc mạch máu
Lời khuyên của bác sĩ khi cho bệnh nhân hoại tử da
Điều trị hoại tử da cần chú ý đến mức độ mắc hoại tử để cân nhắc cho phù hợp. Với những bệnh nhân hoại tử quá nặng, mô tế bào không thể phục hồi, có dấu hiệu nhiễm trùng máu cần phải thực hiện phẫu thuật đoạn chi, cắt bỏ bộ phận bị hoại tử ngay lập tức để bảo toàn mạng sống.
Với bệnh nhân mắc hoại tử nhẹ, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành điều trị như sau:
- Bước 1: Làm sạch bề mặt vết thương bằng các dụng cụ vô trùng. Bác sĩ có thể áp dụng phương pháp hút chân không để giúp vết thương mau lành hơn.
- Bước 2: Kê đơn thuốc kháng sinh giảm đau, giảm phù, giảm nhiễm trùng.
- Bước 3: Cân nhắc áp dụng liệu pháp HBO (oxy Hyperbaric) giúp tăng lượng oxi đến các mô, làm cho vết thương mau liền.
Bàn chân của bệnh nhân viêm tắc động mạch có biểu hiện hoại tử khô
Để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm, người mắc hoại tử da cũng cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt. Hoại tử da thường gặp ở những người có bệnh lý nền như: đái tháo đường, bệnh viêm tắc mạch máu…. Nhóm người có nguy cơ cao cần phải theo dõi các vết thương hở và làm sạch bề mặt vết thương mỗi ngày. Nhất là với người mắc bệnh tiểu đường, cần ăn uống và sử dụng thuốc kiểm soát lượng đường huyết để cải thiện biến chứng về mạch máu. Ngoài ra, bệnh nhân nên:
- Có kế hoạch giảm cân hợp lý: Cân nặng chuẩn, tránh béo phì vừa giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng khác, vừa giảm bớt áp lực đến mạch máu, làm tăng biểu hiện nhiễm trùng.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia: Đây đều là các chất kích thích khiến mạch máu co thắt, làm hẹp hoặc tắc mạch máu.
- Chế độ dinh dưỡng: Nên tránh các thực phẩm làm triệu chứng đau nhức, lở loét gia tăng như thịt chó, thịt bò, hải sản, thịt gà, xôi nếp…. Tăng cường nhóm thực phẩm giàu vitamin C từ rau xanh, hoa quả… giúp cơ thể sản sinh collagen, tăng sức đề kháng làm vết thương mau lành. Ngoài ra nhóm thực phẩm giàu protein, chất béo tốt, chất đạm, sắt… cũng được khuyến khích bổ sung trong bữa ăn.
Mong rằng nội dung bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi hoại tử da có nguy hiểm không?. Hoại tử da là nguyên nhân dẫn đến cắt cụt chi, nên nếu bạn đang nghi ngờ mắc hoại tử nên sớm đến cơ sở y tế để được điều trị.