Hoại tử khô: 3 dấu hiệu điển hình phân biệt với hoại tử ướt
Hoại tử khô và hoại tử ướt đều là biểu hiện gây tổn thương da. Hoại tử ở da gây đau đớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, sức khỏe và thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh. Dưới đây là tổng hợp 3 dấu hiệu phân biệt hoại tử khô và hoại tử ướt để có biện pháp điều trị tốt nhất.
Thế nào là vết thương bị hoại tử?
Hoại tử là biểu hiện nhiễm trùng nghiêm trọng cần rất nhiều thời gian để điều trị. Các mô tế bào chết đi, không có khả năng phục hồi được gọi là hoại tử. Tốc độ hoại tử thường diễn ra rất nhanh. Các vết thương hở bị vi khuẩn xâm nhập, hoặc lưu lượng máu mang dinh dưỡng và oxi vận chuyển kém đến các mô tế bào này có thể khiến chúng dần chết đi.
Người nghiện thuốc lá hoặc mắc bệnh tiểu đường, bệnh lý mạch máu sẽ có nguy cơ mắc hoại tử cao hơn. Vết thương hở ở bất kì vị trí nào trên cơ thể đều có thể bị hoại tử, nhưng gặp nhiều nhất là ở chân, bàn chân, cánh tay, bàn tay.
Trường hợp hoại tử nặng cần phải phẫu thuật cắt bỏ bộ phận để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan. Tình trạng nhiễm trùng có thể lan rộng gây nhiễm trùng máu, dẫn đến tử vong.
Hình ảnh bàn tay đen do hoại tử khô
Top 3 đặc điểm phân biệt hoại tử khô và hoại tử ướt
1. Dấu hiệu đau nhức
Đau nhức là biểu hiện điển hình của hoại tử. Bệnh càng nặng thì cơn đau càng tăng. Ở người mắc hoại tử khô, cơn đau nhiều nhưng không kèm theo vết loét. Ngược lại, hoại tử ướt người bệnh thường có dấu hiệu đau rát, đau trực tiếp ở bề mặt vết loét, sưng nóng và đỏ tấy.
2. Chú ý làn da xung quanh vết hoại tử
Hoại tử khô thường gây biến dạng bề mặt da, làm da sạm đi, chuyển sang màu tím đen. Hoại tử ướt làm vết thương lở loét, sưng đỏ, bề mặt màu đỏ thẫm. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ loại bỏ phần hoại tử trước, sau đó sát khuẩn vết thương.
3. Tình trạng bề mặt vết hoại tử
Hoại tử khô bề mặt hoại tử có dạng tổn thương da, dễ bong tróc, da khô. Hoại tử ướt bề mặt vết thương bị lở loét, có thể nhìn thấy rõ các tế bào bị hoại tử bên trong. Bên ngoài chảy máu, mủ. Hoại tử ướt còn có thể kèm theo mùi hôi tanh rất khó chịu.
Ngoài ra, hoại tử khô hay hoại tử ướt đều có thể bị sốt. Sốt là biểu hiện cơ thể đang có dấu hiệu nhiễm trùng. Đặc biệt, sốt cao trên 38.5 độ C không hạ cần phải lập tức đến bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời.
Hoại tử ướt làm mưng mủ vết thương
Những điều cần chú ý khi phát hiện hoại tử khô và hoại tử ướt
1. Cách xử lý vết thương bị hoại tử
Quy trình xử lý và chăm sóc vết thương cần dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản:
- Loại bỏ mô tế bào bị hoại tử để tránh lây lan. Nếu hoại tử có biểu hiện lan sang các vùng khác, bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc phải đoạn chi để ngăn chặn nhiễm trùng.
- Tiến hành vệ sinh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, làm bề mặt vết thương sạch sẽ, giúp sát khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Kết hợp dùng thuốc giảm đau, hạ sốt bằng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ chuyên khoa.
Đảm bảo nguyên tắc trên sẽ giúp cải thiện hoại tử da, cải thiện chức năng vận động và ngăn chặn tử vong.
2. Điều trị hoại tử theo quan điểm Y học cổ truyền
Hoại tử hình thành do lưu thông máu kém khiến các đầu chi không nhận đủ máu huyết nuôi dưỡng. Vì vậy, sử dụng các dược liệu bổ máu huyết, tăng cường lưu thông máu sẽ giúp tuần hoàn máu khỏe mạnh đến với các cơ quan, làm cho các tế bào nhanh chóng được phục hồi.
Người bệnh có thể tham khảo các thảo dược Đông y giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, kết hợp các dược liệu tăng sức bền thành mạch. Đặc biệt các thảo dược lành tính còn có công dụng “kép” giúp tăng cường miễn dịch, giúp chức năng Gan, Thận khỏe mạnh, đẩy lùi hoại tử da.
Trên đây là những kiến thức chuyên khoa giúp bạn phân biệt hoại tử khô và hoại tử ướt. Ngoài việc chăm sóc da hoại tử cẩn thận, bạn cũng cần chú ý ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, không hút thuốc lá và tăng cường vận động cơ thể đúng cách để cải thiện triệu chứng của bệnh.