Hoại tử khô và hoại tử ướt khác nhau như thế nào? Bí quyết điều trị
Hoại tử chân gồm có 2 loại là hoại tử khô và hoại tử ướt. Hoại tử thường gây đau đớn, khiến việc đi lại, hoạt động khó khăn, thậm chí còn có thể khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ phải sống thực vật vì cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng. Dưới đây là bí quyết phân biệt hoại tử khô và hoại tử ướt cho bạn tham khảo.
Hướng dẫn phân biệt hoại tử khô và hoại tử ướt
Hoại tử là thuật ngữ y học để chỉ tình trạng các mô tế bào bị chết đi và thối rữa. Tình trạng này có thể lan rộng sang các mô xung quanh nếu không được ngăn chặn sớm. Hoại tử có thể hình thành ở bất kì nơi đâu trên cơ thể, nhất là ở vùng vết thương hở, vết lở loét ở người mắc viêm tắc mạch máu hoặc bệnh đái tháo đường.
Hoại tử gồm có 2 loại là hoại tử khô và hoại tử ướt. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn phân biệt 2 loại này:
- Vết thương hoại tử khô:
+ Ở miệng vết thương không có dịch ướt.
+ Da chân biến đổi màu, sang nâu đen và bong tróc các mảng da.
Các ngón tay hoại tử khô
- Vết thương hoại tử ướt:
+ Vết thương lở loét, chảy máu, mủ.
+ Mùi hôi tanh, hôi thối khó chịu.
Nguyên nhân gây hoại tử chủ yếu do các yếu tố sau:
- Do bị vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng ở các vết thương hở.
- Do vết thương bị băng bó quá chặt hoặc do các bệnh lý làm tổn thương tuần hoàn máu (như viêm tắc tĩnh mạch, đái tháo đường) khiến không đủ máu huyết đến nuôi dưỡng mô tế bào, làm cho các tế bào dần chết đi.
Hoại tử khô và hoại tử ướt đều là biểu hiện nguy hiểm cần được can thiệp ngay lập tức để tránh tình trạng vết thương hoại tử lan rộng sang các cơ quan khác.
Hình ảnh bàn chân bị hoại tử ướt do bệnh đái tháo đường
Một số dấu hiệu chung nhận biết vết thương bị hoại tử
Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn sớm phát hiện vết thương đang dần chuyển sang hoại tử:
1. Đau nhức
Hoại tử khô và hoại tử ướt đều gây đau nhức, nhưng cường độ đau của hoại tử ướt dữ dội hơn. Mức độ đau có thể gia tăng tùy thuộc vào mức độ hoại tử của vết thương. Vết thương hoại tử khô thường đau nhức nhưng không gây loét. Ngược lại, hoại tử ướt gây loét, đau rát kèm theo các triệu chứng nóng đỏ, sưng phù ở chân.
2. Vết thương có mùi khó chịu
Ở miệng vết thương hoại tử thường có mùi hôi, thối. Đây cũng là biểu hiện của tế bào đang chết đi và có dấu hiệu nhiễm trùng. Người bệnh cần đi thăm khám ngay để làm sạch vết thương, loại bỏ hoại tử chết. Khi vết thương không có mùi là dấu hiệu điều trị có hiệu quả và không gây lan rộng ra xung quanh.
3. Sốt nhẹ hoặc sốt cao
Người bệnh có biểu hiện sốt tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng. Nếu sốt cao trên 39 độ và kéo dài trong khoảng 48 giờ, bệnh nhân cần được cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất để tránh nhiễm trùng máu, nguy hiểm đến tính mạng.
Hoại tử khô và hoại tử ướt đều không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm người bệnh đau đớn, vận động khó khăn. Nhiều người phải sống thực vật, mất khả năng lao động do hoại tử nặng phải đoạn chi để giảm nguy cơ nhiễm trùng máu.
Bí quyết xử lí vết thương hoại tử khô và hoại tử ướt
Với những vết thương bị hoại tử cần phải chú ý xử lí càng sớm càng giúp ngăn chặn tiến triển nặng. Dưới đây là cách bước xử lí vết thương cho bạn tham khảo:
- Bước 1: Loại phần tế bào bị hoại tử: Tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa sử dụng các vật dụng vô trùng làm sạch vết thương, ngăn chặn hoại tử.
- Bước 2: Sát khuẩn vết thương: Sau khi các mô tế bào chết bị loại bỏ, bạn nên dùng các dung dịch sát khuẩn để làm sạch bề mặt vết thương. Các dung dịch sát khuẩn sẽ giúp tiêu diệt mầm bệnh, diệt sạch vi khuẩn để tế bào da mau chóng phục hồi.
- Bước 3: Băng bó vết thương: Với những vùng hoại tử không chịu tác động của lực ma sát có thể để hở và không cần băng bó để bề mặt khô thoáng và mau lành hơn.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý luôn giữ vết thương khô ráo và sạch sẽ. Dịch tiết từ vết thương nếu thấm ướt bông băng cần phải tiến hành thay băng ngay lập tức. Hàng ngày cần chú ý vệ sinh vết thương cẩn trọng, tuyệt đối không bôi hoặc đắp bất cứ loại thuốc nào nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Điều trị vết thương hoại tử khô và hoại tử ướt như thế nào?
Điều trị vết thương hoại tử khô và hoại tử ướt cần phải chú ý theo dõi hàng ngày để loại bỏ ngay các tế bào chết, tránh hoại tử lan rộng hơn. Chỉ với trường hợp bất đắc dĩ hoại tử sâu, có biểu hiện nhiễm trùng máu mới cần cân nhắc cắt bỏ chi để giữ lại mạng sống.
Để kiểm soát bội nhiễm, bác sĩ chuyên khoa có thể kê đơn thuốc giảm đau, kháng sinh cho bạn. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh cũng nên tăng cường các thực phẩm có tính mát như rau xanh, hoa quả, không nên ăn các loại hải sản, đồ nếp, thịt gà, đồ tanh, rau muống, thịt bò, thịt chó… để vết thương sớm lành.
Bài viết đã giúp bạn phân biệt hoại tử khô và hoại tử ướt, đồng thời gợi ý phương pháp chăm sóc vết thương để giảm viêm nhiễm. Chăm sóc và điều trị vết thương hoại tử đòi hỏi phải kiên trì. Riêng với những người có bệnh lý nền như đái tháo đường, viêm tắc mạch máu cần kết hợp điều trị bệnh lý nền trước để bệnh mau lành.