Hoại tử ngón chân cái nên ăn gì, không nên ăn gì?
Hoại tử ngón chân cái là biến chứng đáng sợ của bệnh tiểu đường và viêm tắc mạch máu. Chế độ dinh dưỡng phù hợp là biện pháp hỗ trợ giúp giảm viêm loét, làm miệng vết thương mau lành. Do vậy, hoại tử ngón chân cái nên ăn gì, không nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều người. Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa về vấn đề dinh dưỡng cho người hoại tử chân tham khảo.
Top thực phẩm người hoại tử ngón chân cái nên ăn hàng ngày
Hoại tử ngón chân cái nên ăn các thực phẩm giúp tăng cường protein, làm phục hồi mô tế bào bị tổn thương. Dưới đây là nhóm thực phẩm giúp tình trạng hoại tử sớm được đẩy lùi như:
1. Chất béo có hại
Nhóm thực phẩm chứa chất béo có hại người bệnh nên hạn chế sử dụng
Các chất béo có hại cho sức khỏe còn được gọi là chất béo chuyển hóa là tác nhân khiến vết loét dễ bị nhiễm trùng dẫn đến hoại tử. Chất béo chuyển hóa thường có hàm lượng lớn trong các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, bánh kẹo, mì ăn liền, quẩy nóng, gà rán, thịt rán, khoai tây chiên….
Bạn nên thay thế các thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa bằng chất béo bão hòa, tăng cường ăn nhóm thịt cừu, gia cầm béo, thịt bò, thịt lợn có lẫn mỡ, hoặc các chế phẩm từ sữa nguyên béo, kem, bơ, pho mát, sữa dừa, dừa, bơ thực vật, dầu cọ… sẽ giúp hạn chế tổn thương mạch máu và làm máu huyết lưu thông tốt hơn.
2. Thực phẩm cay nóng
Nhóm thực phẩm cay nóng dễ gây kích ứng da, lở loét da. Nhóm thực phẩm này làm các vết thương lâu lành miệng, thậm chí gây ngứa rát ở miệng các vết hoại tử.
Thực phẩm cay nóng gồm có các loại như: ớt cay, gừng, các thực phẩm có nhiều gia vị cay…. Để giải nhiệt cơ thể, hỗ trợ phục hồi tế bào cho vùng da bị hoại tử ngón chân cái nên tăng cường ăn các thực phẩm có tính mát như: sữa chua, sữa tươi, trà thảo dược, trái cây, rau xanh….
3. Các loại chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá
Người bị hoại tử ngón chân cái tuyệt đối không nên sử dụng thuốc lá và bia, rượu. Các loại chất kích thích này có thành phần độc hại làm giảm lưu lượng máu trong cơ thể, thậm chí thuốc lá nếu sử dụng thường xuyên còn phá vỡ mạch máu, khiến vùng da bị bệnh không nhận đủ oxi và dinh dưỡng, làm hoại tử tăng.
4. Kiêng ăn thịt gà và đồ nếp
Thịt gà và đồ nếp làm vết thương mưng mủ
Thịt gà và đồ nếp như: xôi, bánh chưng, cơm nếp… đều không nên ăn vì những thực phẩm này làm tăng nguy cơ mưng mủ, chảy nước và dịch ở miệng vết loét. Khi ăn nhiều thịt gà và đồ nếp, người bệnh thường cảm thấy ngứa ở vùng da dẫn đến viêm loét gia tăng. Đặc biệt với các vết hoại tử ngón chân cái nếu ăn nhiều nhóm thực phẩm này còn có nguy cơ để lại sẹo lồi trên da.
Vì vậy, khi có vết thương, vết loét, hoại tử ở da không nên ăn thịt gà và đồ nếp. Ngay cả khi vết hoại tử đang liền miệng và lên da non cũng không nên ăn nhóm thực phẩm này để tránh gây ngứa ngáy và sẹo lồi.
5. Rau muống, thịt bò và hải sản
Mặc dù rau muống bổ sung rất nhiều vitamin nhưng người bị hoại tử da nên tránh ăn thực phẩm này bởi rau muống có chứa nhiều hoạt chất. Thịt bò cũng là thực phẩm người bị hoại tử ngón chân cái nên hạn chế bởi làm tăng vết sẹo thâm.
Hải sản có chứa nhiều vitamin, khoáng chất nhưng không tốt cho người bị hoại tử. Ăn nhiều hải sản như tôm, cá, mực, cua… làm cho vết hoại tử lan rộng ra, đau nhức và khó chịu hơn.
6. Thực phẩm chứa nhiều đường
Thực phẩm nhiều đường là yếu tố thuận lợi làm cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ viêm, loét. Bạn nên hạn chế ăn nhóm thực phẩm nhiều đường, nhất là các loại bánh ngọt, nước ngọt có ga, bánh kẹo chế biến sẵn….
Người bị hoại tử ngón chân cái nên ăn gì?
Dưới đây là nhóm thực phẩm người bị hoại tử ngón chân cái nên ăn thường xuyên để giúp vết thương mau lành:
1. Vitamin C
Top thực phẩm giàu vitamin C nên tăng cường
Vitamin C là thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm sản sinh collagen tái tạo tế bào da. Vitamin C cũng là chất chống oxy hóa, rất tốt để hỗ trợ làm lành vết thương.
Vitamin C còn hỗ trợ hấp thu sắt trong cơ thể. Bạn có thể bổ sung vitamin C từ nhóm thực phẩm như: cam, quýt, bưởi, chanh, súp lơ, kiwi, cam, dâu tây, ớt chuông, ổi… hoặc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Trong thực phẩm hàng ngày, vitamin C có nhiều trong quả ổi, ớt chuông, súp lơ, rau cải xanh, dâu tây, cam, kiwi và nhiều loại quả chua khác.
2. Kẽm và Omega 3 giúp giảm viêm
Omega 3 là loại axit béo không no cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Omega 3 có các loại: DHA, EPA và DPA, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, kiểm soát độ ẩm của da.
Kẽm cũng là khoáng chất giúp hỗ trợ tăng sinh sản tế bào, làm tăng quá trình tổng hợp protein và axit nucleic. Kẽm hỗ trợ chống nhiễm khuẩn, tăng cường miễn dịch rất tốt.
Vì vậy, người bị hoại tử ngón chân cái nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu Omega 3 như các loại cá nước ngọt. Một số thực phẩm giàu Kẽm như: Gan động vật, rau lá xanh, bơ, đậu tương, ngũ cốc, hạt lanh, hạt chia…. Chế độ ăn uống nhiều Kẽm và Vitamin C sẽ giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, giảm viêm da, làm vết loét da mau lành.
3. Thực phẩm giàu protein
Nhóm thực phẩm giàu protein
Protein là thành phần chính cấu tạo nên tế bào bạch cầu, giúp tăng cường miễn dịch cơ thể. Protein giúp vận chuyển oxi, chất dinh dưỡng, giúp mô tế bào phục hồi tổn thương nhanh.
Bệnh nhân hoại tử ngón chân cái nên ăn nhiều protein có trong các loại thịt lợn, thịt gia cầm… giúp giảm viêm, tăng cường tái tạo tế bào mô.
4. Chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa giúp tái tạo mô tế bào bị thương tổn, hỗ trợ chống viêm tốt. Nếu bạn đang mắc hoại tử ngón chân cái nên tăng cường ăn nhóm thực phẩm giàu chất béo bão hòa như: dầu oliu, bơ, hướng dương, đậu nành, cá hồi… để ngăn chặn vết hoại tử mưng mủ và loét da.
Ngoài chế độ ăn uống như trên, người mắc hoại tử ngón chân cái cũng cần chú ý vệ sinh các vết loét hàng ngày để ngăn chặn viêm nhiễm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh cũng tuyệt đối không bôi kem hay sử dụng bất cứ loại thuốc lá nào đắp lên da để ngăn chặn hoại tử lan rộng.