Huyết khối tĩnh mạch chi trên là bệnh gì? Có nguy hiểm đến tính mạng không?
Cục máu đông (còn được gọi là huyết khối) có thể hình thành ở bất kì vùng tĩnh mạch nào trên cơ thể, trong đó có cả tĩnh mạch tay. Huyết khối được đánh giá nguy hiểm nếu có khả năng di chuyển đến các vùng khác của cơ thể. Bài viết cung cấp thêm các kiến thức về huyết khối tĩnh mạch chi trên cho bạn tham khảo.
Quá trình hình thành huyết khối như thế nào?
Huyết khối là cục máu đông thường hình thành khi cơ thể có các vết thương đem lại công dụng cầm máu, ngăn chặn xuất huyết. Tuy nhiên, huyết khối có thể tự hình thành trong tĩnh mạch làm cản trở quá trình lưu thông máu.
Tùy vào mức độ, bác sĩ chia huyết khối tĩnh mạch thành các loại:
- Huyết khối tĩnh mạch nông: Ngay dưới bề mặt da.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu: Cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu.
Trong đó, huyết khối tĩnh mạch chi trên là căn bệnh hình thành khi cục máu đông xuất hiện ở tĩnh mạch tay. Nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 4 – 10% huyết khối tĩnh mạch sâu hình thành ở tay, còn đa phần xảy ra ở vùng tĩnh mạch chân.
Cục máu đông trong mạch máu
Triệu chứng huyết khối tĩnh mạch chi trên
Rất nhiều người không thấy triệu chứng gì ở giai đoạn đầu mắc huyết khối tĩnh mạch nên hầu hết bệnh nhân phát hiện bệnh muộn với các triệu chứng như:
- Da khô, màu sắc da tay thay đổi.
- Đau ê ẩm tay.
- Chuột rút tay.
- Sưng, đau ở vị trí cục máu đông.
- Xuất hiện các mạch máu màu xanh, đỏ.
- Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng trên nên kịp thời đến các cơ sở y tế để được thăm khám, tránh để lâu dài gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến lở loét, hoại tử hoặc cục máu đông di chuyển đến các cơ quan khác.
Một số yếu tố nguy cơ gây huyết khối tĩnh mạch chi trên
Theo bác sĩ chuyên khoa, huyết khối tĩnh mạch chi trên có thể hình thành do hội chứng Paget-Schroetter – hiện tượng phổ biến sau khi vận động tay mức độ nặng. Người phải trải qua phẫu thuật tay, gãy xương tay, mắc khối u, đặt ống thông tĩnh mạch… cũng có thể hình thành huyết khối.
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc huyết khối tĩnh mạch chi trên bao gồm:
- Người có tiền sử hút thuốc lá, vận động kém, béo phì, tiểu đường, huyết áp cao.
- Người cao tuổi (trên 60 tuổi).
- Phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai hoặc điều trị bằng liệu pháp hormone.
Để dự phòng huyết khối tĩnh mạch chi trên, những người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Huyết khối tĩnh mạch chi trên gây nên những biến chứng gì?
Huyết khối tĩnh mạch chi trên có thể gây nguy hiểm khi huyết khối bong ra và tự động di chuyển đến phổi, dẫn đến biến chứng thuyên tắc phổi. Người mắc thuyên tắc phổi có thể tử vong đột ngột do cục máu đông chặn đường thở.
Khi có các dấu hiệu ho nhiều, khó thở, đau tức ngực nên đi thăm khám kịp thời để được bác sĩ thăm khám và điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm.
Suy giãn tĩnh mạch tay có thể dẫn đến huyết khối tĩnh mạch
Chẩn đoán và điều trị huyết khối tĩnh mạch chi trên
Bác sĩ chuyên khoa có thể dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, tiền sử mắc bệnh của bệnh nhân. Nếu nghi ngờ mắc huyết khối tĩnh mạch nên kết hợp siêu âm tĩnh mạch, chụp CT không thuốc cản quang, hoặc chụp MRI để phát hiện vị trí của cục máu đông và chẩn đoán tốc độ dòng chảy mạch máu.
Điều trị huyết khối tĩnh mạch chi trên theo Y học hiện đại cần chú ý đảm bảo các yếu tố:
- Giảm sự hình thành của các huyết khối.
- Ngăn chặn mức độ di chuyển của cục huyết khối đến các cơ quan khác.
- Giảm triệu chứng đau, sưng tĩnh mạch.
Y học hiện đại chủ yếu sử dụng thuốc chống đông hoặc phẫu thuật để loại bỏ huyết khối. Dùng thuốc chống đông cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về thời gian và liều lượng cụ thể để giảm thiểu nguy cơ xuất huyết.
Y học cổ truyền còn lưu giữ nhiều bài thuốc, vị thuốc cổ giúp hoạt huyết, thông mạch, tăng độ bền thành mạch, rất tốt để loại bỏ suy giãn tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch. Do vậy, điều trị huyết khối tĩnh mạch chi trên bằng các biện pháp Đông y cũng được rất nhiều người áp dụng hiệu quả.
Nếu bạn đang nghi ngờ mình mắc huyết khối tĩnh mạch chi trên nên tìm đến cơ sở y tế để được giúp đỡ, tránh biến chứng huyết khối vỡ ra và gây nguy hiểm đến tính mạng.